• Di dân đến Mỹ phải làm sao để nhanh chóng hòa nhập

    Tường trình của trung tâm Pew giúp cho thấy người di dân ngày nay nhanh chóng hòa nhập và tự túc. Không chỉ là vấn đề hòa nhập, họ còn làm cho chiếc thang kinh tế xã hội được đẩy lên cao hơn và nhanh hơn, giúp cho đời sống của chính họ và gia đình họ tốt hơn. Tương tự, họ bày tỏ sự lạc quan về tương lai của họ và con cái của họ.

    Từ hoàn cảnh của người tỵ nạn nay đã trở thành những công dân Hoa Kỳ, những cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã phát triển với tổng số dân lên đến trên 1 triệu 500 ngàn người. Một bản danh sách rất dài vừa phổ biến mới đây về thế hệ thứ nhất và thứ hai liệt kê tên những công dân Mỹ gốc Việt đạt những thành công trong dòng sinh hoạt chính của Hoa Kỳ.

    Nhà hàng và các doanh nghiệp nhỏ như tiệm làm móng tay, cắt tóc, chợ, tiệm tạp hóa, xuất-nhập cảng… thường có mặt ở những nơi người Việt Nam đi tìm sự thành công kinh tế. Người Việt làm chủ hơn 100,000 thương nghiệp, thuê mướn hơn 300,000 nhân công, với lượng buôn bán trị giá khoảng 10 tỷ USD.

    Cho đến nay, những vấn đề khác biệt giữa các thế hệ, những thay đổi trong đời sống gia đình, tham gia chính trị, cũng như sự phát triển của các trung tâm kinh tế khắp Hoa Kỳ, đang trở thành mối quan tâm nhiều hơn cho những công dân Mỹ gốc Việt đang hướng về phía trước. Những công dân gốc Việt của thế hệ thứ hai đã tự cảm thấy họ là người Mỹ hơn là những người tha hương từ Việt Nam. Dựa vào những thành tựu của họ, tương lai sẽ tươi sáng.

    NEW YORK, NY - JANUARY 17:  Immigrants wait for a naturalization ceremony held at the U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS) office on January 17, 2014 in New York City. One hundred and fifty-three people from 41 countries became American citizens at the event.  (Photo by John Moore/Getty Images)

    NEW YORK, NY – JANUARY 17: Immigrants wait for a naturalization ceremony held at the U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS) office on January 17, 2014 in New York City. One hundred and fifty-three people from 41 countries became American citizens at the event. (Photo by John Moore/Getty Images)


    Theo bản tường trình của trung tâm nghiên cứu Pew Research Center, chỉ cần một thế hệ của những gia đình di dân đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội khởi sắc, bao gồm việc kiếm được lợi tức nhiều hơn, làm chủ căn nhà của mình và tham gia các trường đại học. Những công dân Mỹ của thế hệ thứ hai – con cái sinh trưởng tại Mỹ của người di dân – đạt được nhiều thành tựu hơn cha mẹ di dân của họ.

    Tường trình của trung tâm Pew giúp cho thấy người di dân ngày nay nhanh chóng hòa nhập và tự túc. Không chỉ là vấn đề hòa nhập, họ còn làm cho chiếc thang kinh tế xã hội được đẩy lên cao hơn và nhanh hơn, giúp cho đời sống của chính họ và gia đình họ tốt hơn. Tương tự, họ bày tỏ sự lạc quan về tương lai của họ và con cái của họ.

    Các nhà nghiên cứu của trung tâm Pew tìm thấy một số điểm quan trọng như sau:

    Những người trưởng thành trong thế hệ thứ hai đang kiếm tiền lương trung bình cao hơn thế hệ di dân thứ nhất (58,000 USD so với 46,000 USD ).

    Thế hệ thứ hai dễ dàng đạt chứng chỉ đại học (36% so với 29% của thế hệ thứ nhất). Vào khoảng 90% người di dân gốc Á Châu và gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha của thế hệ thứ hai rất thông thạo Anh ngữ, tỷ lệ cao hơn nhiều so với người di dân thuộc thế hệ thứ nhất. Nhiều di dân thế hệ thứ hai nói được song ngữ.

    Thế hệ thứ hai tự xem họ là thế hệ dễ hòa nhập nhất. Có khoảng 6 trong 10 người trong thế hệ thứ hai tự xem mình là “người Mỹ tiêu biểu”.

    Hầu hết di dân thuộc thế hệ thứ hai biểu lộ rất tin vào sự làm việc chăm chỉ: 72% người Á Châu nói rằng nếu bạn mong muốn làm việc, bạn sẽ tiến về phía trước. Khi các nhà nghiên cứu hỏi những công dân Mỹ khác về giá trị của sự làm việc chăm chỉ, 50% nói rằng làm việc chăm chỉ sẽ được trả lương xứng đáng, nhưng 40% lại cho rằng không bảo đảm sẽ thành công. Thể hiện trong mùa bầu cử năm 2012 vừa qua, di dân thế hệ thứ hai tỏ ra mặn mà với Ðảng Dân Chủ hơn là Ðảng Cộng Hòa. Họ cũng có khuynh hướng tự mô tả họ thuộc thế hệ phóng khoáng hơn quảng đại quần chúng nói chung.

    Bảy mươi lăm phần trăm công dân Hoa Kỳ gốc Á Châu thuộc thế hệ thứ hai nói rằng căn bản đời sống của họ tốt hơn cha mẹ họ và 80% nói rằng điều kiện sinh sống tốt hơn cho gia đình ở Mỹ hơn là ở Á Châu.

    Vì tỷ lệ sinh sản của người di dân tăng cao, các nhà nghiên cứu của trung tâm Pew tiên đoán rằng vào năm 2050, có khoảng 37% dân số Hoa Kỳ sẽ là người di dân hoặc con cháu của người di dân.

  • Vì sao những người di cư đến Mỹ lại giỏi tiếng Anh hơn

    Nước Mỹ thường được nhắc đến như là đất nước của những người di cư. Điều này vẫn đúng ngày nay khi người di cư và con cái họ chiếm gần một phần tư dân số Mỹ.

    Nước Mỹ thường được nhắc đến như là đất nước của những người di cư. Điều này vẫn đúng ngày nay khi người di cư và con cái họ chiếm gần một phần tư dân số Mỹ.
    25/09/2015 Cuộc sống tại Mỹ
    Hiện có 41 triệu người di cư tại Mỹ và họ giỏi tiếng Anh hơn nhiều so với những tầng lớp di cư trước.

    Những người di cư mới đến đang hòa nhập vào xã hội Mỹ với tốc độ nhanh chóng và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong quá trình học tiếng Anh.

    Đây là kết quả của một nghiên cứu kéo dài hai năm của Viện Khoa học, Kỹ thuật và Thuốc của Mỹ hôm đầu tuần. Để thực hiện báo cáo, Viện đã khảo sát 41 triệu người di cư ngày nay, bao gồm cả 11 triệu người đang cư trú bất hợp pháp, về cách mà họ cũng như ông cha họ được đồng hóa như thế nào vào văn hóa Mỹ.
    nguoi-di-cu-den-my-ngay-cang-gioi-tieng-anh

    Người di cư đến Mỹ ngày càng giỏi tiếng Anh

    “Nhìn chung, người di cư đang dần hòa nhập vào nước Mỹ và trở thành một phần trong các gia đình, cộng đồng”, bà Cecilia Menjivar, nhà xã hội học tại Đại học Kansas nói.

    Về tiếng Anh, báo cáo đưa ra bằng chứng cho thấy người di cư ngày nay học tiếng Anh có phần nhanh hơn các thế hệ di cư trước đó hồi thế kỷ 20.

    Khoảng 85% người di cư vẫn sử dụng một thứ tiếng không phải Anh ngữ khi họ ở nhà với gia đình. Mặc dù vậy, hầu hết những người di cư ngày nay vẫn nói tiếng Anh ít nhất như một ngôn ngữ thứ hai.

    Nước Mỹ thường được nhắc đến như là đất nước của những người di cư. Điều này vẫn đúng ngày nay khi người di cư và con cái họ chiếm gần một phần tư dân số Mỹ.

    Trong khảo sát, nửa số người được hỏi khẳng định họ nói tiếng Anh từ tốt đến rất tốt. Chỉ 10% cho biết họ không nói được chút Anh ngữ nào. Bên cạnh đó, thế hệ thứ hai, thứ ba của những người di cư đang dần chuyển sang nói tiếng Anh và từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Sau ba thế hệ kể từ người di cư đầu tiên, hầu hết các gia đình chuyển sang nói tiếng Anh hoàn toàn. Ví dụ, trong cộng đồng người Mỹ gốc Mexico, đến thế hệ thứ ba chỉ 4% còn nói tiếng Tây Ban Nha.

    Nước Mỹ thường được nhắc đến như là đất nước của những người di cư. Điều này vẫn đúng ngày nay khi người di cư và con cái họ chiếm gần một phần tư dân số Mỹ.

    Báo cáo được đưa ra khi đang có nhiều tranh luận lớn ở Mỹ về người di cư, về việc nên làm gì với hàng triệu người đang sống và làm việc bất hợp pháp. Báo cáo cũng phản bác lại những lập luận gần đây của các ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa về việc người di cư không chịu hòa nhập vào nước Mỹ.

  • Trộm cắp tại nước Mỹ không bằng nói dối tại sao vậy

    Một hôm, tôi đang nói chuyện với một cậu bạn người Mỹ, đột nhiên cậu bạn nói: “Tệ thật, tôi để quên ví tiền ở thư viện rồi”. Tôi vội vàng nói ngay: “Vậy cậu mau trở lại đó tìm đi!”. Anh bạn ngập ngừng một chút rồi nói:”Không sao đâu, chúng ta nói chuyện tiếp đi, người nhặt được ví tiền của tôi sẽ gọi điện thoại cho tôi ngay mà, bởi vì trong ví tiền của tôi đã có giấy chứng nhận và cách thức liên lạc rồi”. Tôi lắp bắp, hoang mang và bán tín bán nghi với câu trả lời của cậu ấy.

    “Sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng hay là không quan trọng? Nếu như trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng thì nó là quan trọng, còn nếu trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là không quan trọng thì nó không quan trọng.

    Tôi ở Mỹ học tập, làm việc và sinh sống đã 16 năm qua, sự hiểu biết về đất nước này đã dần dần sâu sắc hơn, từ bao quát mà nhìn thì thấy nước Mỹ nói chung là một quốc gia rất coi trọng danh dự. Trong con mắt của tôi, rất nhiều những hành vi “dễ tin” của người Mỹ thật sự là rất dễ dàng để bị mắc lừa.

    1. Để quên ví tiền trong thư viện cũng không phải lo lắng

    Đầu tiên, mọi người trong xã hội Mỹ Quốc đều có sự tin tưởng lẫn nhau. Đây là một mẩu chuyện nhỏ về việc không nhặt của rơi. Năm 2002, tôi đi học học vị tiến sĩ tại đại học Kansas, bởi vì khẩu ngữ tiếng Anh không tốt nên đã tham gia một hoạt động về tiếng Anh của trường. Đây là một chương trình giúp đề cao Anh ngữ cho các du học sinh nước ngoài. Trong chương trình có mời các học sinh người Mỹ có chuyên môn nói chuyện với các du học sinh nước ngoài.

    Ở nước Mỹ, tại sao nói dối lại xấu xa hơn cả trộm cắp?
    o-nuoc-my-tai-sao-noi-doi-lai-xau-xa-hon-ca-trom-cap
    Thư viện New York
    Một hôm, tôi đang nói chuyện với một cậu bạn người Mỹ, đột nhiên cậu bạn nói: “Tệ thật, tôi để quên ví tiền ở thư viện rồi”. Tôi vội vàng nói ngay: “Vậy cậu mau trở lại đó tìm đi!”. Anh bạn ngập ngừng một chút rồi nói:”Không sao đâu, chúng ta nói chuyện tiếp đi, người nhặt được ví tiền của tôi sẽ gọi điện thoại cho tôi ngay mà, bởi vì trong ví tiền của tôi đã có giấy chứng nhận và cách thức liên lạc rồi”. Tôi lắp bắp, hoang mang và bán tín bán nghi với câu trả lời của cậu ấy.

    Một tuần sau đó, đang lúc chúng tôi gặp mặt để giao lưu tiếng Anh. Tôi hỏi cậu bạn ấy “Cậu đã tìm thấy ví tiền rồi sao?” Cậu ta nói tìm được rồi, là người nhặt được ví tiền đã gọi cho anh. Tôi vẫn bán tín bán nghi bởi vì thấy chuyện này “bất khả tư nghị” ngoài sức tưởng tượng của tôi.

    Sau này, khi tôi đã trải qua nhiều sự việc hơn nữa, tôi chứng kiến sự tin tưởng giữa những người bạn Mỹ khiến tôi không thể không tin.

    Năm 2005, tôi nghiên cứu tiến sĩ tại New York. Một lần, đi dự triển lãm tranh của một anh bạn người Mỹ, trò chuyện một lát. Anh bạn nói “Có một viện bảo tàng đang tổ chức triển lãm tranh của một người Trung Quốc, anh có muốn chúng ta cùng đi xem một chút không?” Tôi vui vẻ đồng ý.

    Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York.
    Đến nhà bảo tàng đó, tôi phát hiện là phải mua vé vào cửa. Không ngờ, anh bạn Mỹ của tôi nói với người canh gác cửa: “Tôi là hội viên hiệp hội nhà bảo tàng”, thế là người gác cửa cho chúng tôi đi. Tôi quá là kinh ngạc hỏi “Tại sao họ lại không kiểm tra thẻ hội viên của anh? Chỉ dựa vào một câu nói của anh mà tin ngay sao?” Anh bạn tôi nói “nếu không phải người hội viên thì không ai tự nhận bừa rồi”. Đương nhiên, anh bạn tôi xác thực là hội viên hiệp hội nhà bảo tàng.

    Tôi làm nghiên cứu tiến sĩ tại bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng Metropolitan ở New York, ở đó tôi có giấy chứng nhận làm việc do bảo tàng cấp, dùng giấy chứng nhận này tôi có thể vào thăm bất kỳ bảo tàng nào ở Mỹ mà không cần phải trả tiền mua vé vào cửa.

    Tôi mỗi lần dùng thẻ hội viên này vào một nhà bảo tàng nào đó, người giữ cửa luôn hỏi tôi: “Còn có người bạn nào đi cùng anh không?”, là ý muốn nói, sẽ cho người bạn đồng hành đi cùng đó được vào cửa miễn phí.

    Sau này, tôi rời bỏ nghiên cứu bảo tàng và đi dạy học ở đại học. Một lần, tôi lại đến thăm một bảo tàng tại New York, lúc này tôi đã không còn có giấy chứng nhận nữa rồi. Nhưng tôi có quen một người làm công tác trong đó, nếu bảo họ ra ngoài đón tiếp thì tôi sẽ vẫn được miễn phí vé vào cửa. Nhưng tôi ngại phiền toái mà lại đúng lúc trong người cũng có mang theo danh thiếp cũ. Thế là tôi thử chút xem xem tâm ý họ thế nào? Tôi liền đưa tấm danh thiếp cũ của tôi cho họ (trên danh thiếp cũ không có ảnh tôi). Thật không ngờ, người bảo vệ lại cho tôi đi vào, lại còn hỏi tôi có bạn bè đi cùng không? Tôi thầm nghĩ, “như thế này cũng quá dễ dàng bị mắc lừa rồi à!”

    Năm 2010, tôi làm việc tại bang Florida. Một ngày nọ, tôi và vợ tôi cùng đi đến công viên Disneyland ở Orlando chơi. Công viên Disneyland có quy định: Nếu là người không thuộc bang Florida (kể cả người nước ngoài) thì giá vé vào là 290 đôla/1 người. Người thuộc bang Florida giá vé là 99 đôla/1 người (bởi vì chúng tôi đã phải nộp thuế cho nhà nước rồi). Lúc đang mua vé vào cửa, tôi xuất trình chứng minh thư nhân dân để mua vé 99 đôla, nhưng vợ tôi thì lại quên giấy chứng minh nhân dân trên xe. Nếu mà quay trở lại xe để lấy giấy tờ thì tối thiểu cũng phải mất nửa tiếng bởi vì bãi đỗ xe đó rất rộng, phải ngồi xe của công viên chở mới có thể đi được. Tôi tiến lên gần người bán vé và nói: “Xin hãy tin tưởng tôi, đây là vợ tôi, chúng tôi đều là người địa phương.” Người bán vé tin ngay lời tôi nói, và đưa cho vợ tôi một tờ vé giá 99 đô la.

    Để xe nôi ngoài bãi giữ xe
    Tháng 3 năm 2015, gia đình chúng tôi đã đi đến một trang trại để chơi, cô con gái nhỏ của tôi rất thích động vật nhỏ. Đó là một ngày thứ 7, người đi trang trại chơi rất đông, tôi giúp con gái đẩy xe nôi, tất cả đồ đạc chúng tôi đem theo đều đặt trên đó, kể cả quần áo, đồ ăn trưa, đồ chơi của con gái v.v… Ở trước cổng vườn bách thú, tôi thấy rất nhiều xe nôi đều để ở đó, đồ đạc cũng đặt trên đó và tất cả đồ đạc để trên xe đều không hề bị xáo trộn. Bởi vì bây giờ thì tôi đã tương đối hiểu rõ về xã hội Mỹ Quốc. Hai giờ sau, tôi trở lại cổng lấy xe, phát hiện chỉ còn lại duy nhất chiếc xe nôi của tôi đậu ở đó, nhìn kỹ một chút, mọi đồ đạc để trên xe không thiếu đi một cái gì.

    2. Mua đồ điện tử, quần áo mà không hài lòng sẽ được trả lại và hoàn lại tiền đầy đủ

    Người Mỹ với nhau họ rất “dễ tin”, nó còn phản ánh hơn nữa ở bất kể cửa hàng kinh doanh lớn nhỏ nào đều đặt danh tiếng lên trên hết. Khi mua đồ ở bất kể cửa hàng nào, ngoại trừ là đồ ăn và một số mặt hàng đặc biệt thì tất cả những mặt hàng khác đều được trả lại trong một thời gian nhất định và được hoàn lại đầy đủ tiền. Tôi đã từng trải qua nhiều lần chuyện như vậy rồi. Ví dụ, mua đồ điện tử, quần áo, giày dép hoặc là các thương phẩm khác. Về nhà dùng một lát, cảm thấy không tốt, cầm lại cửa hàng, đều cho trả lại. Có một lần, vì đứa con chơi bơi lội nên đã đi mua một ống khí quản, trả tiền xong lại quên cầm về nhà. Về đến nhà rồi, mới phát hiện để quên ở cửa hàng liền quay trở lại lấy. Đến nơi phát hiện họ đã mang đến bộ phận trả hàng để chờ tôi đến lấy.

    Có thể có người sẽ hỏi, các cửa hàng đều như vậy, có thể sẽ tạo cho một số người lợi dụng sơ hở chăng? Sẽ có thể, nhưng số người lợi dụng sơ hở dù sao cũng là bộ phận cực nhỏ. Tôi đã từng nghe nói qua một ví dụ, có một nhóm học sinh nghèo người Mỹ muốn tổ chức một bữa tiệc đêm nhưng lại không có loa, thế là, chúng liền góp tiền đến cửa hàng mua một bộ loa tốt, sau khi bữa tiệc xong xuôi liền đem loa trả lại cửa hàng và được trả lại tiền. Kỳ thực, chủ cửa hàng cũng biết rõ là họ cố ý làm như vậy, nhưng vẫn mắt nhắm mắt mở, bởi vì về cơ bản đây đã là quy định của họ rồi, sẽ không chỉ vì một số cực ít người mà thay đổi được.

    3. Đóng tài khoản ngân hàng chỉ bằng một cuộc điện thoại

    Ở nước Mỹ xử lý công việc rất thuận lợi, rất nhiều việc có thể dùng điện thoại gọi đến để giải quyết. Tôi lúc đầu là thuê phòng và sau này là mua nhà, khai thông khí ga, điện nước, rác thải v.v… , cần phục vụ và thanh toán tiền phí dịch vụ, đều chỉ cần gọi điện thoại là xử lý xong. Những đơn vị phục vụ này khi nhận được điện thoại của tôi gọi, chỉ cần thẩm tra một lát danh tự của tôi, ngày sinh, mã số an toàn xã hội, địa chỉ gia đình, điện thoại… là được rồi. Hơn nữa, tôi nói với họ cái gì họ sẽ tin cái đó. Tôi thầm nghĩ, nếu mà có người ăn trộm những thông tin này của mình rồi giả mạo là mình thì sẽ thật là phiền toái, nhưng tôi chưa từng nghe thấy việc như thế xảy ra.

    Điều mọi người không thể tưởng tượng được nhất là, gọi điện thoại còn có thể đóng được tài khoản ngân hàng. Tôi đã từng làm việc ở Bắc Carolina và mở một tài khoản tại ngân hàng ở đó, sau này lại chuyển đến Missouri, trong tài khoản đó của tôi có 5.000 đôla, không ngờ đầu năm nay Ngân hàng đó gửi thư tới yêu cầu tăng thêm phí phục vụ hàng năm, tôi cảm thấy như thế không có lợi cho mình nên muốn đóng tài khoản đó. Nhưng tôi lại không thể đi tới Bắc Carolina được, thế là tôi thử gọi điện tới đó yêu cầu đóng tài khoản xem có được không. Sau khi ngân hàng đối chiếu những thông tin cơ bản của tôi rồi nói: “Xin bạn hãy yên tâm, chúng tôi sẽ đem tất cả số tiền mà bạn sở hữu làm thành một tờ chi phiếu, nội trong một tuần chúng tôi sẽ gửi chi phiếu đó đến nhà bạn”.

    Quả nhiên, trong một tuần tôi nhận được tờ chi phiếu đó, số tiền ghi trên chi phiếu không sai chút nào, tôi ngỡ như mình ở trong mơ vậy. Tôi thầm nghĩ, nếu như có kẻ lấy trộm thông tin của mình thì liệu số tiền kia có còn không?

    4. Người Mỹ cho rằng nói dối còn xấu xa hơn là trộm cắp

    Những ví dụ tôi đã kể phía trên, không có nghĩa rằng tôi muốn nói nước Mỹ là một đất nước “ban đêm không cần đóng cửa nhà, không nhặt của rơi trên đường”. Nước Mỹ cũng có những phần tử lừa đảo và trái pháp luật đủ loại, nhưng nói chung, nước Mỹ là một đất nước rất coi trọng danh dự. Mọi người hầu hết tin tưởng lẫn nhau, bởi vì trong con mắt của người dân Mỹ thì những hành vi lừa đảo còn xấu xa và tồi tệ hơn cả trộm cắp. Bởi vì trộm cắp có thể là hành vi nhất thời nhưng lừa gạt là bộc lộ rõ bản tính của một người. Một người một khi đã đánh mất lòng tin ở người khác thì sẽ rất khó khăn để xây dựng lại danh dự của mình. Không chỉ có cá nhân mới như vậy mà các đơn vị và các công ty cũng đều như vậy. Một cửa hàng khi bị phát hiện là bán hàng giả thì không chỉ bị phạt tiền gấp hàng trăm lần giá trị hàng đó, mà còn nghiêm trọng hơn là hành động đó bị lan truyền đi thì chỉ còn cách đóng cửa mà thôi.

    Người Mỹ cho rằng nói dối còn xấu xa hơn là trộm cắp

    Người Mỹ cho rằng nói dối còn xấu xa hơn là trộm cắp
    Sự trung thực là chính sách tốt nhất – Benjamin Franklin
    Nói tóm lại, người dân Mỹ rất tuân thủ luật pháp, đây là bởi vì việc chấp hành pháp luật nghiêm ngặt đã trở thành thói quen rồi. Về điểm tuân thủ luật pháp này, tôi thường mô tả trí nhớ của người Mỹ là “bộ óc vi tính”, không hiểu được hết thì tùy cơ ứng biến. Trong thời gian hòa nhập với người Mỹ. Tôi đã từng thử lách luật ở Mỹ nhưng đều không được kết quả gì. Ví dụ, lúc tôi vẫn còn là học sinh, muốn ra ngoài tìm việc làm để có thêm tiền chi tiêu, nhưng vì không có giấy tờ hợp pháp ở Mỹ. Các công ty Mỹ đều không thuê mướn tôi, tôi giúp một số người bạn Mỹ làm các công việc vặt và muốn họ trả tiền công cho tôi bằng tiền mặt. Như thế thì tôi sẽ không phải nộp thuế. Không ngờ, họ đều dùng ánh mắt kỳ quái nhìn tôi và nói “Đây là nước Mỹ, mọi người đều phải nộp thuế.”

  • Liệu có phải rằng cứ có tiền là được định cư ở Mỹ

    Ở giai đoạn đầu tiên xin thẻ xanh có điều kiện 2 năm, rủi ro bắt nguồn từ cả 2 bên, người đầu tư lẫn dự án. Về phía nhà đầu tư, rủi ro thường đến từ việc làm sao để chứng minh 500.000 USD vốn đầu tư ban đầu là số tiền có được từ nguồn hợp pháp theo điều kiện của chương trình. Nhiều người cứ tưởng là chỉ cần thông báo nguồn gốc của số tiền 500.000 USD như chẳng hạn có được số tiền là do bán nhà

    Thời gian gần đây, nhiều công ty và các diện dự án ở Mỹ tới Việt Nam quảng bá, tổ chức hội thảo tư vấn về những chương trình đầu tư và định cư Mỹ theo diện EB-5 với lời mời chào hấp dẫn. Thậm chí, nhiều công ty còn hứa hẹn với nhiều người rằng chỉ cần có từ 500.000 USD vốn đầu tư là có thể tham dự chương trình, đảm bảo hồ sơ đầu tư thành công 100%,…

    tony_tinh-tran-asd-4554
    Theo chúng tôi thì các chương trình đầu tư định cư EB-5 ẩn chứa các rủi ro sau:

    Các chương trình đầu tư định cư EB-5 có thể được phân làm 2 giai đoạn.

    Giai đoạn đầu tiên là khi nhà đầu tư sở hữu được chiếc thẻ xanh có điều kiện, hay còn có tên là I-526. Sau đó là giai đoạn thỉnh nguyện xin xóa thẻ xanh có điều kiện thành thẻ xanh vĩnh viễn, được gọi với tên là I-829. Trong mỗi giai đoạn sẽ tìm ẩn một số rủi ro nhất định gây trở ngại cho mục đích định cư của bạn.

    Ở giai đoạn đầu tiên xin thẻ xanh có điều kiện 2 năm, rủi ro bắt nguồn từ cả 2 bên, người đầu tư lẫn dự án. Về phía nhà đầu tư, rủi ro thường đến từ việc làm sao để chứng minh 500.000 USD vốn đầu tư ban đầu là số tiền có được từ nguồn hợp pháp theo điều kiện của chương trình. Nhiều người cứ tưởng là chỉ cần thông báo nguồn gốc của số tiền 500.000 USD như chẳng hạn có được số tiền là do bán nhà. Tuy nhiên, theo yêu cầu của sở Công dân và di Trú Mỹ (USCIS) thì việc chứng minh nguồn gốc không chỉ dừng ở đó. Nó phải đi theo một cấu trúc giống như kim tự tháp. Theo đó, nhà đầu tư kê khai rằng mình có 500.000 USD từ việc bán nhà thì phải chỉ ra cho được số tiền mua nhà đó kiếm được từ đâu. Nếu căn nhà được mua từ năm 1999 với trị giá mà 900 triệu thì phải chứng minh làm sao có được 900 triệu đó. Nếu 900 triệu đó có nguồn gốc từ việc làm ăn với số vốn là 100 triệu thì lại phải tiếp tục chứng mình sao cho họ biết làm sao có 100 triệu đó… Đây là một quá trình phức tạp mà nếu không cẩn trọng có thể dẫn đến tình trạng hồ sơ bị kéo dài thời hạn thậm chí bị bác bỏ. Nếu hồ sơ bị bác bỏ vì việc không chứng minh được nguồn gốc số tiền đầu tư thì nhà đầu tư có đôi khi mất luôn luôn chi phí quản lý khoảng 50.000 USD, tương đương 10% tổng số tiền cần phải đầu tư. Hơn nữa, đối với những đề án đã dùng nguồn vốn EB-5 để đầu tư thì việc hoàn trả vốn trong các trường hợp hồ sơ bị bác bỏ sẽ rất nhọc nhằn.

    Thứ hai là rủi ro bắt nguồn từ dự án. Từ khi hồ sơ được gửi, lúc Sở Di trú Mỹ thẩm định mà thấy đề án không đúng theo tiêu chuẩn của dự án EB-5, như các vấn đề tạo ra công việc chưa khả thi, luật lệ sử dụng nguồn vốn không hợp lý, dự án không đúng theo luật về chứng khoán, luật về kinh doanh của Mỹ,… thì hồ sơ có xác suất bị bác bỏ khá cao.

    Ở giai đoạn thỉnh nguyện xin xóa thẻ xanh có điều kiện thành thẻ xanh vĩnh viễn, vấn đề thường bắt đầu từ phía dự án. Qua 21 tháng từ lúc nhà đầu tư được cấp thẻ xanh có điều kiện, phía dự án phải đảm bảo rằng đã tạo ra đủ số công việc theo yêu cầu của Sở Di Trú Mỹ, 10 công việc trên mỗi nhà đầu tư 500.000 USD. Nếu vào lúc đó, dự án vẫn chưa đủ 10 công việc cho mỗi nhà đầu tư thì việc xin xóa thẻ xanh có điều kiện là rất khó và nhà đầu tư phải quay trở về Việt Nam bắt đầu lại. Thế nhưng, theo báo cáo từ Sở Di Trú Mỹ thì những hồ sơ đã được đồng ý cấp thẻ xanh có điều kiện thì hơn 96% cũng sẽ được xóa điều kiện.

    Để hạn chế rủi ro, chúng tôi đưa ra các lời khuyên như sau:

    Nhà đầu tư nên tìm hiểu tính pháp lý của dự án và chủ dự án. Ví dụ như họ từng làm bao nhiêu dự án rồi, mức độ tin cậy ra sao. Nếu định làm việc với một chủ dự án mới và họ chưa có kinh nghiệm lần nào thì phải đặc biệt thận trọng. Chú ý, các nhà đầu tư đừng nên chỉ dựa vào quy mô của dự án để quyết định đầu tư. Người Việt Nam nói chung hay châu Á nói riêng thường bị cái vẻ ngoài to lớn của nhiều dự án bao phủ khả năng dự đoán và nhìn nhận vấn đề.

    Mục tiêu cuối cùng của một dự án đầu tư EB-5 là đem đến thẻ xanh định cư tại mỹ vĩnh viễn cho nhà đầu tư, và một dự án với tầm vóc khổng lồ chắc gì đã có thể mang đến thành công? Nhiều khi một dự án lớn còn mang trong mình nhiều trở ngại hơn một dự án vừa vừa tầm trung. Vì dự án lớn thường lôi cuốn nhiều nhà đầu tư và phải đem đến một khối lượng công việc cho nhiều người, gộp chung nhiều thứ lại với nhau thì các vấn đề sẽ càng phức tạp hơn trong các khâu làm thủ tục. Thay vì chú ý đến vẻ bề ngoài của dự án, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu luật rõ ràng là một, tìm hiểu chính sách đầu tư của dự án là hai, hình thức tạo ra công việc là ba, đặc biệt là những người mới bắt đầu tham gia chương trình EB-5. Việc tìm hiểu này nên dựa vào những chuyên gia tư vấn tài chính hoặc các công ty chuyên tư vấn đầu tư định cư có kinh nghiệm.

  • Duy trì diện thường trú nhân Hoa Kỳ là việc cần thiết khi xin nhập tịch

    “Cư ngụ” theo định nghĩa căn bản là có và giữ những ràng buộc với đất nước Hoa Kỳ, mặc dù quý vị ở ngoài Hoa Kỳ trong một vài tháng. Điều này tương tự như các đương đơn xin chiếu khán (visa) du lịch ở Việt Nam. Họ phải chứng minh có những ràng buộc gia đình và kinh tế ở Việt Nam và họ không có ý định rời bỏ ngôi nhà của họ ở Việt Nam.
    Du lịch ngoài Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến quy chế thường trú nhân và có tăng thời gian chờ đợi để xin nhập tịch không?

    Thường trú nhân được tự do du lịch ngoài Hoa Kỳ và chuyến du lịch tạm thời và ngắn hạn này thường không ảnh hưởng đến diện thường trú nhân của quý vị và sự hợp lệ của quý vị để xin nhập tịch.

    Đương đơn xin nhập tịch cần phải có mặt thực sự ở Hoa Kỳ ít nhất một nửa thời gian theo quy định về thời gian cư trú. Đối với hầu hết thường trú nhân, điều này có nghĩa là thời gian cư ngụ ở Hoa Kỳ ít nhất là hai năm rưỡi trong thời gian quy định là 5 năm. Nếu kết hôn với một công dân Mỹ, thời gian đòi hỏi ít nhất là một năm rưỡi theo quy định phải cư ngụ 3 năm.

    Theo những quy định về việc nhập quốc tịch Hoa Kỳ, quý vị tự do xuất ngoại trong thời gian hợp lý, nhưng quý vị cũng phải duy trì tình trạng cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ.

    (06/17/10)  Manhattan,  NY  -  (RGL)  -   City Critic Ariel Kaminer goes through the naturalized citizenship ceremony at Baruch College with 125 candidates for US citizenship.      ( Richard Perry / The New York Times )                              NYTCREDIT: Richard Perry/The New York Times

    (06/17/10) Manhattan, NY – (RGL) – City Critic Ariel Kaminer goes through the naturalized citizenship ceremony at Baruch College with 125 candidates for US citizenship. ( Richard Perry / The New York Times ) NYTCREDIT: Richard Perry/The New York Times


    Vậy “cư ngụ liên tục” là gì?

    “Cư ngụ” theo định nghĩa căn bản là có và giữ những ràng buộc với đất nước Hoa Kỳ, mặc dù quý vị ở ngoài Hoa Kỳ trong một vài tháng. Điều này tương tự như các đương đơn xin chiếu khán (visa) du lịch ở Việt Nam. Họ phải chứng minh có những ràng buộc gia đình và kinh tế ở Việt Nam và họ không có ý định rời bỏ ngôi nhà của họ ở Việt Nam.

    Vì thế, với ý định nhập tịch, việc cư ngụ có nghĩa là có một nơi chắc chắn để sống và những ràng buộc khác ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như việc làm, gia đình, làm chủ tài sản, trương mục ngân hàng, địa chỉ gửi thư ở Mỹ, nộp thuế lợi tức như một cư dân mỗi năm. Cũng có nghĩa là không từ chối việc làm ở Hoa Kỳ để nhận một việc làm khác ở nước ngoài. “Cư ngụ” có nghĩa là quý vị hoàn toàn có ý định sinh sống ở Hoa Kỳ như một thường trú nhân, ít nhất cho đến khi quý vị trở thành công dân Mỹ.

    Nếu những chuyến du lịch của quý vị dưới 6 tháng, Sở di trú thường sẽ không đặt vấn đề khi quý vị xin Nhập tịch. Tuy nhiên, nếu quý vị ở ngoài Hoa Kỳ trên 6 tháng – nhưng dưới 1 năm – Sở di trú yêu cầu quý vị chứng minh không vi phạm quy định thời gian cư ngụ liên tục. Sở di trú có thể chấp nhận nếu quý vị có thể cho thấy không bỏ việc làm ở Hoa Kỳ và không được thuê mướn làm việc ở ngoài Hoa Kỳ, và thân nhân trực hệ của quý vị vẫn còn ở Hoa Kỳ và quý vị vẫn giữ nhà ở Hoa Kỳ. Nếu quý vị không thể cung cấp những chứng minh cho Sở di trú, thời gian chờ đợi để nộp đơn xin Nhập tịch sẽ lâu hơn.

    Dĩ nhiên cũng có những tình huống ngoài sự kiểm soát của quý vị khiến quý vị phải ở Việt Nam hơn 6 tháng. Tình trạng sức khỏe làm không thể di chuyển, hoặc những chuyện khẩn cấp của gia đình là hai thí dụ điển hình. Sở di trú có thể sẽ chấp nhận nếu quý vị có đầy đủ giấy tờ chứng minh.

    Sự vắng mặt ở Hoa Kỳ trong thời gian liên tục từ một năm trở lên sẽ được xem là vi phạm quy định cư ngụ liên tục. Sẽ chỉ được xem là ngoại lệ nếu quý vị trong quân đội Hoa Kỳ, hoặc làm việc ở hải ngoại cho chính phủ Hoa Kỳ, hoặc làm việc hợp đồng cho chính phủ Hoa Kỳ. Ngược lại, nếu quý vị ở nước ngoài trên 6 tháng , Sở di trú sẽ thêm thời gian chờ đợi 4 năm nữa nếu quý vị muốn xin nhập quốc tịch, bắt đầu từ ngày quý vị trở lại Hoa Kỳ. Nếu kết hôn với công dân Mỹ, Sở di trú sẽ thêm 2 năm chờ đợi, kể từ ngày quý vị trở lại Hoa Kỳ.

    Sau đây là một trường hợp thường xảy ra ở mọi nơi:

    Một thường trú nhân độc thân đã từng ở Hoa Kỳ 2 năm. Anh ta có việc làm nhưng không thích. Anh thuê một phòng ở chung cư. Một người bạn ở Việt Nam cho anh một việc làm và anh quyết định đi Việt Nam trong vài tháng cho đến khi có thể có một việc làm tốt hơn ở Hoa Kỳ. Anh bán xe, bỏ căn phòng ở chung cư, đóng trương mục ngân hàng. Anh không còn những ràng buộc nào hết ở Hoa Kỳ.

    Trong khi ở Việt Nam, anh khai thuế Hoa Kỳ với mẫu đơn 1040NR, xác nhận rằng anh là ngoại kiều không thường trú, để hy vọng đóng thuế ít hơn. Sau 7 hoặc 8 tháng trở lại Hoa Kỳ, có việc làm mới, xe mới, nhà mới. Cuối cùng, anh nộp đơn xin Nhập tịch.

    Sở di trú từ chối đơn nhập tịch N-400 của anh. Họ nói rằng khi anh ở Việt Nam trên 6 tháng, anh không còn duy trì diện thường trú vì anh đã vi phạm quy định cư trú liên tục. Và anh khai quy chế không thường trú trên thuế lợi tức cũng đã vi phạm quy chế cư trú liên tục.

    Tổng quát, tốt nhất là giới hạn những chuyến vui chơi trong một vài tháng. Nếu phải ở ngoài Hoa Kỳ lâu hơn, quý vị nên xin Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit) trước khi xuất ngoại. Điều này sẽ chứng minh với Sở di trú là quý vị có ý định vắng mặt tạm thời ở Hoa Kỳ mà thôi.

  • Việc trang bị bảo hiểm khi tới Mỹ có thật sự cần thiết hay không


    Các hãng bảo hiểm chuyên phục vụ sinh viên quốc tế thường cung cấp gói bảo hiểm vừa đáp ứng yêu cầu nhà trường, vừa có giá cạnh tranh so với bảo hiểm của trường. Nếu không có những công ty bảo hiểm độc lập thì các trường sẽ trở nên độc quyền, và khi đó sinh viên sẽ ít có sự lựa chọn. Nếu tự mua, bạn có thể được hưởng bảo hiểm với giá hợp lý hơn, có thể tiết kiệm được 100 – 800 USD, tuỳ giá bảo hiểm ở trường, tuổi và tình trạng sức khoẻ.

    Ở các nước phát triển như Mỹ bảo hiểm xe hơi, nhà ở, y tế, nhân thọ gần như bắt buộc để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Do đó, đối với những người dù tới Mỹ du lịch/công tác ngắn ngày, hay tới Mỹ du học/ làm việc lâu dài, thậm chí định cư tại đây thì bạn nên tự trang bị bảo hiểm cho chính mình. Nó sẽ là “khiên bảo vệ” giúp bạn thích nghi và chuẩn bị tốt hơn cho một cuộc sống mới.

    Bảo hiểm dành cho người mới sang Mỹ

    Nước Mỹ có nền y tế hiện đại nhất thế giới nhưng không có hệ thống y tế quốc gia tức là các công dân, thường trú nhân Mỹ hoặc người sống tại Mỹ bằng các loại visa khác đều tự trả chi phí y tế của mình nếu không có bảo hiểm sức khoẻ. Các cơ sở phòng khám tại Mỹ có chất lượng dịch vụ tốt do đó chi phí của mỗi lần đi khám bệnh bạn có thể phải trả hàng trăm USD, tiền mua thuốc còn đắt hơn. Nếu không may gặp tai nạn hay bị bệnh nghiêm trọng, bạn có thể tốn hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn USD để điều trị. Để khỏi phải tốn kém như vậy, bạn nên mua bảo hiểm sức khoẻ cá nhân khi sinh sống lâu dài tại Mỹ.

    Thực tế, những người mới nhập cư sang Mỹ, nếu là người trên 65 tuổi, thanh thiếu niên dưới 21 tuổi hoặc gia đình có con dưới 21 tuổi, thì sẽ được hưởng chương trình y tế Medicaid của chính phủ. Đây là một chương trình bảo hiểm y tế rất tốt, và gần như không có một chi phí đáng kể nào.

    Tuy nhiên, khi thu nhập của người mới sang Mỹ lọt vào khoảng thu nhập “hết nghèo nhưng chưa trung lưu”, thì đó là thời điểm sẽ nhìn thấy “mặt trái” của đồng tiền. Chúng ta không còn được hưởng các chương trình bảo hiểm y tế cho người có thu nhập thấp nữa, nhưng lương thì lại không đủ để mua bảo hiểm y tế cho gia đình. Vì vậy để tránh nằm trong vùng lưng chừng tử địa, hãy cố gắng tìm và đi làm cho một công ty nào chịu mua bảo hiểm y tế cho nhân viên và gia đình.

    Người có visa J-1 (theo các chương trình giao lưu văn hoá) được yêu cầu phải có bảo hiểm sức khoẻ trong suốt thời gian ở Mỹ. Đối với các loại visa khác (như visa F1 cho sinh viên du học bậc Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ hay visa M cho sinh viên học nghề), Chính phủ Mỹ yêu cầu các trường phải có chính sách bảo hiểm sức khoẻ cho sinh viên. Vì vậy, hầu như trường đại học và cao đẳng nào ở Mỹ cũng yêu cầu sinh viên mua bảo hiểm sức khoẻ khi nhập học chính quy. Một số trường yêu cầu sinh viên mua bảo hiểm do trường cấp, nhưng hầu hết chấp nhận cho sinh viên tự mua, miễn là mức bảo hiểm đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

    Nhiều trường đại học và cao đẳng Mỹ cung cấp bảo hiểm sức khoẻ cho sinh viên quốc tế qua các đối tác. Song nhiều khi giá bảo hiểm của trường rất đắt, lên đến trên 1.000 – 2.000 USD/năm.

    Sự lựa chọn và đảm bảo tối ưu từ gói bảo hiểm của các công ty độc lập

    Các hãng bảo hiểm chuyên phục vụ sinh viên quốc tế thường cung cấp gói bảo hiểm vừa đáp ứng yêu cầu nhà trường, vừa có giá cạnh tranh so với bảo hiểm của trường. Nếu không có những công ty bảo hiểm độc lập thì các trường sẽ trở nên độc quyền, và khi đó sinh viên sẽ ít có sự lựa chọn. Nếu tự mua, bạn có thể được hưởng bảo hiểm với giá hợp lý hơn, có thể tiết kiệm được 100 – 800 USD, tuỳ giá bảo hiểm ở trường, tuổi và tình trạng sức khoẻ.

    Chính sách bảo hiểm kéo dài từ năm ngày (thường dành cho những người đi thăm người thân hay dự hội thảo, tập huấn) đến sáu tháng hay một năm, và được gia hạn hàng năm. Giá tính theo ngày và theo tháng, nên bạn có thể trả bảo hiểm hàng tháng nếu muốn.

    Đặc biệt, sinh viên có thể mua bảo hiểm ngay từ khi còn ở trong nước. Bạn cần có thẻ tín dụng hoặc một hình thức thanh toán điện tử nào đó. Lợi ích của việc mua trước là bạn bắt đầu được bảo hiểm ngay từ ngày đăng ký và không phải lo nếu có chuyện gì xảy ra khi đang trên đường đến Mỹ.

    Riêng trường hợp gia đình sang sống hoặc thăm người nhà tại Mỹ, nếu mua tại trường thì giá cao và mức bảo hiểm rất thấp. Vậy các bạn nên tìm hiểu các gói bảo hiểm của một số công ty độc lập, vì sự lựa chọn và mức bảo hiểm đa dạng và phù hợp với nhu cầu của gia đình hơn
    ly-do-ban-nen-trang-bi-bao-hiem-khi-toi-2

    Để chủ động cho các trường hợp có thể xảy ra với sức khỏe của bạn, hãy nghiên cứu kỹ và tự mua bảo hiểm sức khoẻ, ví dụ đối với các du học sinh:

    Tìm hiểu xem trường bạn có cho phép sinh viên tự mua bảo hiểm y tế hay không. Nếu nhà trường cho phép, mức bảo hiểm là bao nhiêu, điều khoản yêu cầu gồm những gì.
    Xác định nhu cầu của bản thân về mặt y tế: Bạn có chơi thể thao? Bạn có đi cùng gia đình? Bạn có cần bảo hiểm cho người mang thai? Hiện bạn có bệnh cần điều trị?
    Liên hệ với các công ty bảo hiểm để tìm hiểu thông tin về các gói bảo hiểm hiện có. Đọc kỹ các chế độ bảo hiểm, mức bảo hiểm và những gì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm. Bảo hiểm sức khỏe thường được chi trả theo tháng với mức phí tương đương với những mức độ mà bạn muốn được bảo hiểm. Thông thường sinh viên mua bảo hiểm có những lựa chọn mỗi gói bảo hiểm với đặc thù riêng, nhưng hầu hết bao gồm phí khám sức khoẻ, nằm viện, tiền thuốc, cấp cứu, và phí hồi hương trong trường hợp hiểm nghèo.
    So sánh điều khoản, mức bảo hiểm, giá cả và chọn gói phù hợp nhất cho mình. Chẳng hạn một gói công bố mức bảo hiểm tối đa là 250.000 USD nhưng chỉ trả tối đa 1.300 USD một ngày khi nằm viện. Như vậy nếu phí nằm viện mỗi ngày cao hơn mức đó, bạn phải bỏ thêm tiền túi

  • Khi di Trú định cư ở Mỹ cần phải quan tâm đến những điều gì

    Để đáp lại những phản hồi của khách hàng, Sở di trú USCIS đã thực hiện những phương thức mới đóng tiền trên mạng điện tử để trả lệ phí Thẻ Xanh 165 USD cho người di dân. Hiện nay, người đại diện có thể trả những lệ phí di dân cho bất cứ người di dân nào sau khi họ có Số Đăng Ký Ngoại Kiều (tức Alien Registration Number) của người di dân và số hồ sơ của Bộ Ngoại Giao. Bất cứ người di dân nào muốn có chứng minh là Thường trú nhân đều phải trả lệ phí Thẻ Xanh cho Sở di trú. Lệ phí này bao gồm những phí tổn duyệt xét, thực hiện và gửi Thẻ Xanh.

    Bộ Ngoại Giao cho biết việc di chuyển ngày đáo hạn mỗi tháng sẽ dễ tiên đoán hơn

    Hình thức bảng thông tin chiếu khán hàng tháng trước đây chỉ có một biểu đồ về những ngày đáo hạn. Điều này có nghĩa là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ấn định những ngày đáo hạn dựa trên những thông tin giới hạn, tương đối. Việc này thường gây ra những ước lượng con số không chính xác và đôi khi gây ra việc đẩy lùi những ngày đáo hạn.

    Với hệ thống mới, Bộ Ngoại Giao sẽ có thể thẩm định số lượng chiếu khán cần có dựa trên số đơn xin chuyển diện I-485 được nộp cho Sở di trú Hoa Kỳ. Vì thế, Bộ Ngoại Giao sẽ có số liệu để sử dụng trong việc tính toán chính xác hơn số chiếu khán có thể cấp phát. Việc này sẽ làm cho hệ thống thông tin chiếu khán dễ tiên đoán hơn và giúp ngăn ngừa những ngày đáo hạn lên xuống quá bất thường trong bảng thông tin chiếu khán hàng tháng. Vấn đề di chuyển ngày đáo hạn sẽ trở nên rất dễ dàng tiên đoán trong mỗi tháng.

    Người đại diện có thể đóng lệ phí di dân trên mạng điện tử cho Sở di trú

    Để đáp lại những phản hồi của khách hàng, Sở di trú USCIS đã thực hiện những phương thức mới đóng tiền trên mạng điện tử để trả lệ phí Thẻ Xanh 165 USD cho người di dân. Hiện nay, người đại diện có thể trả những lệ phí di dân cho bất cứ người di dân nào sau khi họ có Số Đăng Ký Ngoại Kiều (tức Alien Registration Number) của người di dân và số hồ sơ của Bộ Ngoại Giao. Bất cứ người di dân nào muốn có chứng minh là Thường trú nhân đều phải trả lệ phí Thẻ Xanh cho Sở di trú. Lệ phí này bao gồm những phí tổn duyệt xét, thực hiện và gửi Thẻ Xanh.

    Sở di trú Hoa Kỳ. Vì thế, Bộ Ngoại Giao sẽ có số liệu để sử dụng trong việc tính toán chính xác hơn số chiếu khán có thể cấp phát. Việc này sẽ làm cho hệ thống thông tin chiếu khán dễ tiên đoán hơn và giúp ngăn ngừa những ngày đáo hạn lên xuống quá bất thường trong bảng thông tin chiếu khán hàng tháng. Vấn đề di chuyển ngày đáo hạn sẽ trở nên rất dễ dàng tiên đoán trong mỗi tháng. Người đại diện có thể đóng lệ phí di dân trên mạng điện tử cho Sở di trú Để đáp lại những phản hồi của khách hàng, Sở di trú USCIS đã thực hiện những phương thức mới đóng tiền trên mạng điện tử để trả lệ phí Thẻ Xanh 165 USD cho người di dân

    Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn thường đề nghị người ta trả lệ phí Thẻ Xanh trước khi rời khỏi Việt Nam. Nhưng theo kinh nghiệm của các văn phòng Tham vấn Di trú, nếu trả lệ phí này trước khi rời Việt Nam thì thời gian phải mất khoảng từ 1 đến 3 tháng mới nhận được Thẻ Xanh sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng nếu lệ phí được trả sau khi đến Mỹ thì thời gian nhận được Thẻ Xanh sẽ nhanh hơn vì lúc đó Sở di trú đã nhận được hồ sơ. Trong trường hợp này, thời gian nhận được Thẻ Xanh khoảng một vài tuần sau khi đến Hoa Kỳ.

    Dĩ nhiên, khi nhập cảnh, người di dân sẽ có dấu mộc của Sở di trú đóng trên sổ thông hành (passport), xác nhận rằng việc nhập cảnh của một thường trú nhân hợp pháp. Điều này cũng xác nhận rằng người di dân được phép làm việc, sau khi nhận được số An Sinh Xã Hội.
    mot-so-thong-tin-di-tru-can-quan-tam-2

    Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ sẽ nhận 10,000 người tỵ nạn Syria

    Vì làn sóng người tỵ nạn Syria tiếp tục ra đi do cuộc nội chiến bạo động gia tăng nơi quê hương của họ, Tòa Bạch Ốc vừa loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ chào đón ít nhất 10,000 người tỵ nạn Syria.

    Kể từ khi cuộc khủng hoảng nội chiến khởi sự từ năm 2011, hơn nửa dân số của Syria đã phải chuyển nơi cư trú. Việc thu nhận 10,000 người tỵ nạn Syria vào Hoa Kỳ sẽ là khởi đầu làm giảm một số áp lực trên vai của những nước Âu Châu và Trung Đông.

    Tổng quát, Hoa Kỳ sẽ nhận 75,000 người tỵ nạn trên toàn thế giới trong Tài Khóa mới, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2015, mặc dù ông John Kerry, Bộ trưởng Ngoại Giao, nói rằng hành pháp sẽ yêu cầu Quốc hội tăng việc thu nhận người tỵ nạn vượt qua số giới hạn 75,000 người để có thể nhận hơn 10,000 người tỵ nạn Syria.

    Số di dân trên toàn quốc (kể cả hợp pháp và bất hợp pháp) tăng 2 triệu 400 ngàn người kể từ năm 2010 và tăng 1 triệu người từ năm 2013 đến năm 2014. Việc gia tăng số di dân do ảnh hưởng tiếp theo sau thời kỳ Đại Suy Thoái Kinh Tế. Những thống kê mới nhất bao gồm các công dân Mỹ, các thường trú nhân, công nhân tạm thời và sinh viên du học.

    Trong năm 2000, có 988,000 di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ. Mười năm sau, con số vượt lên 1 triệu 240 ngàn người. Đến năm 2014, có 1 triệu 290 ngàn di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ. Con số này không bao gồm số con của người di dân sinh đẻ trên nước Mỹ.

    Năm nay, Việt Nam kỳ vọng sẽ nhận được từ 13 tỷ USD đến 14 tỷ USD do người Việt ở hải ngoại gửi về. Hơn một nửa số tiền này sẽ đến từ người Việt ở Hoa Kỳ.

  • Những thủ tục xét chiếu khán của Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Hồ Chí Minh

    Vào thời điểm này, Việt Nam có 7,300 người thuộc diện bảo lãnh F1-1 đang chờ được phỏng vấn. Đương đơn của diện này là con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Hoa Kỳ. Trong nhóm diện bảo lãnh gia đình F2B, có 12,000 con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân đang chờ chiếu khán. Nhiều người con trong diện bảo lãnh này đã quá tuổi để có thể hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA).

    Tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, một ngày như mọi ngày, không có những thay đổi bất thường. Những hồ sơ bảo lãnh cha mẹ, vợ-chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ không có giới hạn chiếu khán (visa) và không phải chờ đợi lâu. Còn những hồ sơ bảo lãnh của những diện khác đều bị giới hạn số chiếu khán và giới hạn chiếu khán theo từng quốc gia. Tình trạng này chưa thay đổi từ xưa đến nay. Duy chỉ vừa xảy ra sự bất ổn trong vài tuần lễ qua khi hệ thống điện toán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gặp trở ngại làm chậm trễ việc cấp phát chiếu khán. Vấn đề này đang được điều chỉnh dần dần mặc dù thông báo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) cho biết khách hàng vẫn cần phải kiên nhẫn chờ đợi trong thời gian vẫn còn sự trở ngại kỹ thuật này.

    Wooden gavel

    Wooden gavel


    Trong tất cả những hồ sơ bảo lãnh theo diện thứ tự ưu tiên đều có giới hạn số chiếu khán cho từng nước. Việc cấp chiếu khán trên toàn cầu được giới hạn với 226,000 chiếu khán dành cho những hồ sơ bảo lãnh gia đình. “Thân nhân trực hệ”, theo quan điểm của sở di trú, là vợ-chồng, con độc thân dưới 21 tuổi và cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, không ảnh hưởng đến sự giới hạn chiếu khán.

    Trong năm nay, số chiếu khán giới hạn dành cho mỗi nước là 25,900 chiếu khán. Nếu quốc gia nào có nhiều hơn 25,900 đương đơn với đơn bảo lãnh đến kỳ đáo hạn, một số người sẽ phải chờ cho đến khi có thêm chiếu khán.

    Trên toàn thế giới, có 4 triệu 300 ngàn người đang chờ đợi được phỏng vấn để di dân sang Hoa Kỳ. Như thường lệ, Việt Nam đứng trong số 10 quốc gia có nhiều người chờ xin chiếu khán di dân. Có khoảng 260,000 đương đơn đang chờ ở Việt Nam. Chỉ có các nước Ấn Độ, Philippines và Mexico có đông người chờ xin chiếu khán di dân nhất. Trung Quốc có ít người chờ xin chiếu khán so với Việt Nam.

    Vào thời điểm này, Việt Nam có 7,300 người thuộc diện bảo lãnh F1-1 đang chờ được phỏng vấn. Đương đơn của diện này là con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Hoa Kỳ. Trong nhóm diện bảo lãnh gia đình F2B, có 12,000 con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân đang chờ chiếu khán. Nhiều người con trong diện bảo lãnh này đã quá tuổi để có thể hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA).

    Việt Nam cũng nằm trong 10 quốc gia đứng đầu có nhiều đương đơn trong diện bảo lãnh F3, tức con có gia đình của công dân Mỹ, và trong diện bảo lãnh F4 gồm những đương đơn là anh chị em của các công dân Hoa Kỳ. Tổng cộng số đương đơn trong cả hai diện F3 và F4 là 235,000.

    Diện bảo lãnh F4, anh chị em của các công dân Mỹ, hiện phải chờ đợi khoảng 12 năm tại hầu hết các quốc gia. Tại sao lại kéo dài lâu như vậy? Có khoảng 2 triệu 500 ngàn đương đơn đang chờ xin chiếu khán diện F4, nhưng chỉ có 65,000 chiếu khán mỗi năm được dành cho diện bảo lãnh F4 trên toàn thế giới.

    Điều quan trọng cần lưu ý rằng các đương đơn không thể có ngày phỏng vấn và nhận chiếu khán di dân trước khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Thí dụ, nếu đơn bảo lãnh đáo hạn vào ngày 1 tháng Chín, thì cuộc phỏng vấn và cấp chiếu khán chỉ có thể xảy ra vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng Chín, không thể có trước ngày này.

    Nếu gia đình yêu cầu giải quyết nhanh hồ sơ vì lý do y tế khẩn cấp thì sao? Liệu việc này có thể được chấp thuận trước ngày đơn bảo lãnh đáo hạn không? Chiếu khán di dân không thể được cấp cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Gia đình sẽ phải cần nộp đơn xin Giấy Phép Tạm Dung Nhân Đạo, hoặc xin chiếu khán du lịch B2 nếu người này muốn sang Hoa Kỳ chữa bệnh.

  • Kết luận “Sự Gian Dối” trong những hồ sơ diện vợ chồng bị từ chối

    Điều cũng có thể xảy ra là Sở di trú tại Hoa Kỳ sẽ từ chối đơn bảo lãnh mới nếu đơn bảo lãnh đầu tiên đã bị hủy bỏ vì “gian dối’. Hầu như người ta không thể thuyết phục Sở di trú rằng không hề có sự gian dối nào hết.

    Sự gian dối nói ở đây có nghĩa là đương đơn đã cố ý che giấu một – hoặc nhiều dữ kiện sẽ đưa đến việc bất hợp lệ để được cấp chiếu khán (visa).

    Nếu Lãnh sự nghi ngờ mối liên hệ, họ sẽ nói đã có sự gian dối. Lý do nào họ kết luận có sự gian dối? Họ thường nói rằng đương đơn – người được bảo lãnh – không thể trả lời những câu hỏi về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ. Đúng, đương đơn có thể thiếu một số thông tin về người bảo lãnh, nhưng không thể cho rằng có sự gian dối được. Đây cũng chỉ là cách Lãnh sự muốn từ chối một hồ sơ khi không có bằng chứng – hoặc không thể trả lời – về một câu hỏi hoặc một yêu cầu nào đó.

    Sau khi một hồ sơ bị từ chối, Lãnh sự gửi đơn bảo lãnh về lại cho Sở di trú tại Hoa Kỳ để duyệt xét và có thể bị hủy bỏ. Điều này tùy vào người bảo lãnh phải chứng minh cho Sở di trú hiểu rằng Lãnh sự sai lầm và không hề có sự gian dối nào hết. Nếu người bảo lãnh thất bại trong việc phản bác lại quyết định của Lãnh sự, hồ sơ của đương đơn sẽ ghi mãi chữ “có sự gian dối”.
    phong-van-voi-so-di-tru-sau-khi-ket-hon-tai-hoa-ky-2

    Trong hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée), người bảo lãnh có thể quyết định nộp một hồ sơ hôn phu-thê mới hoặc quyết định kết hôn và người bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng. Nếu đơn bảo lãnh mới được Sở di trú chấp thuận, khi đương đơn đi phỏng vấn lần thứ hai và có thể bị từ chối một lần nữa vì hồ sơ được ghi chú là “có sự gian dối”. Lãnh sự sẽ khuyên đương đơn nên nộp đơn I-601 Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Việc Vi Phạm) cho Sở di trú tại Hoa Kỳ. Vấn đề là Sở di trú hiếm khi chấp thuận đơn I-601.

    Điều cũng có thể xảy ra là Sở di trú tại Hoa Kỳ sẽ từ chối đơn bảo lãnh mới nếu đơn bảo lãnh đầu tiên đã bị hủy bỏ vì “gian dối’. Hầu như người ta không thể thuyết phục Sở di trú rằng không hề có sự gian dối nào hết.

    Mười năm trước, chúng tôi đã thực hiện một bản danh sách những lý do tại sao những hồ sơ bị từ chối trong các chương trình phát thanh hội thoại di trú của văn phòng Robert Mullins International. Chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng về nhiều thông tin mà người được bảo lãnh ở Việt Nam phải biết về người bảo lãnh bao gồm lý lịch cá nhân cũng như đời sống ở Hoa Kỳ. Từ những hồ sơ của thân chủ, chúng tôi cũng đã đưa ra những thí dụ về những câu hỏi của Lãnh sự. Kể cả những câu hỏi mà chỉ có đương đơn trả lời được nếu người này đang sống ở Hoa Kỳ với người bảo lãnh, và vì thế, các đương đơn không thể trả lời được vì chưa hề sống ở Hoa Kỳ.

    Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, Sở di trú sẽ gửi cho người bảo lãnh giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) và họ sẽ nhắc lại những lý do tại sao Lãnh sự trả đơn bảo lãnh. Thực ra, hầu hết những lý do này không thể bị xem là có ý định gian dối, nhưng Sở di trú chỉ dựa vào những gì Lãnh sự nói khi họ trả đơn bảo lãnh. Bây giờ là việc người bảo lãnh phải phản bác giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) của Sở di trú.

    Điểm quan trọng ở đây là khi Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh bị hoàn trả từ Lãnh sự, họ giả định rằng Lãnh sự từ chối hồ sơ vì những lý do cụ thể, và điều này có nghĩa là Sở di trú chưa hề biết khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Sở di trú nghĩ rằng Lãnh sự có những lý do chính đáng để từ chối hồ sơ.

    Lãnh sự không có ý định từ chối đơn bảo lãnh vì những lý do đã hiện hữu khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh. Chẳng hạn, nếu tuổi tác của người bảo lãnh và người bảo lãnh quá chênh lệch, Sở di trú đã biết điều này khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Lãnh sự không có quyền trả hồ sơ về Sở di trú vì lý do tuổi tác chênh lệch.

    Khi Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú, họ đính kèm một lá thư cho biết người được bảo lãnh không biết rõ về người bảo lãnh, hoặc quan hệ không phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam. Điều này lại cho thấy chẳng có lý do hợp lý nào để có nói rằng đương đơn vi phạm tội gian dối cả.

    Thí dụ, Lãnh sự nói rằng người được bảo lãnh không thể mô tả thành phố mà người bảo lãnh đang sống, không thể cho biết tên những người bạn của người bảo lãnh, không biết tên người chủ của người bảo lãnh, hai người chỉ có một lễ đính hôn hoặc lễ cưới quá nhỏ, hoặc hai người đính hôn hay kết hôn rất vội khi gặp nhau lần đầu tiên, hoặc người được bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) không thể cung cấp những dữ kiện căn bản về kế hoạch kết hôn ở Hoa Kỳ.

    Không có điểm nào nêu trên có thể bị xem là có ý định gian dối cả, nhưng gian dối là lý do mà Lãnh sự từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

    Nếu đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée) bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, phải mất thời gian khá lâu Sở di trú mới liên lạc với người bảo lãnh với thư Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ). Người bảo lãnh có thể tính đến việc bỏ hồ sơ này và quyết định kết hôn để bảo lãnh diện vợ chồng. Nhưng, nếu Sở di trú hủy bỏ Đơn Bảo Lãnh Hôn Thê, họ sẽ ghi chú có “sự gian dối” vào hồ sơ của đương đơn. Vì thế, không bao giờ xem thường việc trả lời giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) của đơn bảo lãnh đầu tiên mặc dù hai người có dự tính nộp đơn bảo lãnh mới.

    Lãnh sự đã cho chúng tôi biết rằng họ sẽ duyệt xét đơn bảo lãnh hôn phu-thê mới hoặc đơn bảo lãnh vợ-chồng mới, nhưng nếu đơn bảo lãnh thứ nhất bị Sở di trú hủy bỏ, thì Lãnh sự sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán cho đương đơn trong lần phỏng vấn thứ hai. Họ sẽ bảo đương đơn phải nộp đơn xin Đơn Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Việc Vi Phạm) I-601.

  • Giấc mơ ở nước Mỹ của vợ chồng tỷ phú Forever 21 đã thành hiện thực như thế nào

    Ban đầu, cả hai bán quần áo giá rẻ với thiết kế được ưa chuộng tại Hàn Quốc, chủ yếu cho người gốc Hàn đang sinh sống tại đây. Không như 3 doanh nghiệp khác từng thất bại khi thuê địa điểm này trước đó, cửa hàng của hai vợ chồng Chang đã đạt doanh thu 700.000 USD ngay trong năm đầu tiên.

    Đặt chân đến Mỹ với hai bàn tay trắng, Jin Sook và Do Won Chang đã phải làm đủ nghề để kiếm sống trước khi thành danh với thương hiệu thời trang Forever 21.

    Năm 1981, Jin Sook và Do Won Chang di cư từ Hàn Quốc sang Los Angeles (Mỹ) để theo đuổi tham vọng lớn nhất của mọi doanh nhân – Giấc mơ Mỹ. Khi ấy, cả hai vợ chồng mới 26 tuổi, đặt chân tới California với không xu dính túi, nói tiếng Anh bập bõm và cũng chẳng có bằng đại học.

    Họ quyết tâm làm giàu trong ngành cà phê. Nhưng ngành này không dễ hốt bạc như cả hai tưởng tượng. Trong 3 năm sau đó, Chang phải làm đủ mọi việc để kiếm sống, từ gác cửa, đến nhân viên trạm xăng và phục vụ trong quán cà phê.

    Trong thời gian làm việc tại trạm xăng, Chang nhận thấy “những người lái xe đẹp nhất đều làm trong ngành thời trang”, ông cho biết trong một bài phỏng vấn trên LA Times. Sau đó, họ thuê một cửa hàng rộng 83m2 tại Los Angeles năm 1984 và đặt tên là Fashion 21.
    giac-mo-my-cua-vo-chong-ty-phu-forever-21
    Hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Ảnh: Red Kimono
    Ban đầu, cả hai bán quần áo giá rẻ với thiết kế được ưa chuộng tại Hàn Quốc, chủ yếu cho người gốc Hàn đang sinh sống tại đây. Không như 3 doanh nghiệp khác từng thất bại khi thuê địa điểm này trước đó, cửa hàng của hai vợ chồng Chang đã đạt doanh thu 700.000 USD ngay trong năm đầu tiên.

    Sau thành công ban đầu, họ bắt đầu mở thêm nhiều cửa hàng mới mỗi 6 tháng, và cuối cùng đổi tên công ty thành Forever 21. Ngày nay, Forever 21 bán cả quần áo nam, nữ và phụ kiện thời trang. Các cửa hàng của họ có mặt tại Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Còn trụ sở vẫn nằm tại Los Angeles (California).

    Doanh thu từ 600 cửa hàng của chuỗi thời trang này đã lên tới 4,4 tỷ USD. Hai vợ chồng Chang cũng có tài sản ước tính 6,1 tỷ USD, theo Forbes.

    “Forever 21 cung cấp những sản phẩm bắt kịp xu hướng với giá vừa phải. Khách hàng thích mua sắm tại đây hơn là Wal-Mart, Target hay Kohl’s, vì họ có trải nghiệm tốt. Các cửa hàng được thắp đèn khắp nơi, bày đầy sản phẩm và cách bày trí khiến người mua có cảm giác rất trẻ trung, hiện đại”, Michael Stone – CEO hãng tư vấn và nhượng quyền thương hiệu Beanstalk nhận xét.

    Hiện tại, Forever 21 vẫn là một công ty gia đình. Chang làm CEO, Jin Sook làm Giám đốc Bán hàng. Hai con gái của họ cũng đóng vai trò chủ chốt trong công ty. Người con lớn – Linda làm Giám đốc Marketing, còn Esther quản lý thương hiệu.

    “Các con tôi cần phải học được từ những nỗ lực bố mẹ chúng đã bỏ ra để gây dựng công ty. Còn ai có thể trông coi tài sản của anh tốt hơn chính gia đình anh chứ”, Chang cho biết.

    Dù vậy, con gái của họ không phải những người duy nhất có cảm hứng từ câu chuyện vượt khó của cha mẹ mình. “Forever 21 đã đem hy vọng đến cho những người gần như tay trắng. Đây là phần thưởng dành cho chúng tôi. Những người nhập cư vào Mỹ có thể đến Forever 21 để nhìn thấy rằng nơi này được gây dựng bởi những người có ước mơ như họ”, Chang nói.

  • Các loại chiếu Khán Di Dân dựa trên việc làm có những đặc điểm gì

    Những người có khả năng xuất sắc trong các lãnh vực về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, doanh nghiệp hoặc thể thao. Những người này có thể tự nộp Đơn Xin Di Dân Dành Cho Công Nhân Ngoại Quốc (đơn I-140), và không cần phải có giấy mời làm việc.:

    Trong mỗi tài khóa (từ ngày 1 Tháng Mười đến ngày 30 Tháng Chín) có khoảng 140,000 chiếu khán (visa) di dân dựa trên việc làm được cấp cho những đương đơn đủ tiêu chuẩn.

    Có những loại chiếu khán làm việc tạm thời như chiếu khán H-1B mà chúng tôi đã có dịp trình bày trong thời gian qua. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về chiếu khán di dân dành cho công việc làm thường xuyên. Chiếu khán di dân dựa trên việc làm được chia làm 5 loại theo thứ tự ưu tiên và là những công việc thường xuyên sẽ mang lại Thẻ Xanh Thường trú nhân cho những người hội đủ tiêu chuẩn.

    Đối với hầu hết Chiếu Khán Di Dân Dựa Trên Việc Làm, bước đầu tiên là phải có Chứng Chỉ Lao Động và nộp đơn xin chiếu khán. Chủ nhân tương lai của đương đơn hoặc người đại diện phải trước hết xin được giấy chấp thuận chứng chỉ lao động từ Sở Lao Động và sau đó nộp đơn I-140, tức Đơn Xin Di Dân Dành Cho Công Nhân Ngoại Quốc. Những người có những khả năng xuất sắc trong loại chiếu khán EB-1 có thể tự nộp đơn này.
    cac-loai-chieu-khan-di-dan-dua-tren-viec-lam

    1. Chiếu khán EB-1 dành cho Những Công Nhân Ưu Tiên Với Những Khả Năng Xuất Sắc:

    Đương đơn thuộc Diện Ưu Tiên Thứ Nhất phải có đơn xin di dân dành cho Công Nhân Ngoại Quốc, đơn I-140, nộp cho Sở di trú USCIS và được chấp thuận. Chứng chỉ lao động không cần áp dụng cho bất cứ Công Nhân Ưu Tiên nào thuộc diện EB-1. Có ba nhóm trong diện chiếu khán này:

    Những người có khả năng xuất sắc trong các lãnh vực về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, doanh nghiệp hoặc thể thao. Những người này có thể tự nộp Đơn Xin Di Dân Dành Cho Công Nhân Ngoại Quốc (đơn I-140), và không cần phải có giấy mời làm việc.
    Nhóm thứ hai là những nhà nghiên cứu, giáo sư xuất sắc được quốc tế công nhận. Chủ nhân tương lai phải là một trường đại học hoặc là những viện giáo dục cao hơn, và phải cấp giấy mời làm việc và nộp Đơn Xin Di Dân Dành Cho Công Nhân Ngoại Quốc.
    Nhóm thứ ba của chiếu khán EB-1 là những người điều hành hoặc quản lý đa quốc gia, những người đã từng được thuê mướn ít nhất một năm trong ba năm trước đó bởi những chi nhánh, văn phòng liên kết, văn phòng phụ trợ, hoặc công ty mẹ của chủ nhân Hoa Kỳ. Không cần có Chứng Chỉ Lao Động. Chủ nhân phải nộp Đơn I-140, Đơn Dành Cho Công Nhân Ngoại Quốc.
    Hai diện chiếu khán kế tiếp là EB-2 và EB-3 đều đòi hỏi phải có Chứng Chỉ Lao Động. Chứng Chỉ Lao Động là một thủ tục chứng minh rằng không có công nhân Mỹ nào có thể, mong muốn, đủ tiêu chuẩn hoặc không muốn có công việc được quảng cáo. Nếu chỉ cần có một số nhỏ công nhân Mỹ hội đủ tiêu chuẩn thì công nhân ngoại quốc không thể xin được công việc này trên căn bản lâu dài. Để có một giấy Chứng Chỉ Lao Động, chủ nhân phải đăng quảng cáo trên các báo chí ở địa phương xuất bản thường xuyên để tìm một công dân Mỹ hoặc thường trú nhân từ khối lao động ở địa phương. Nếu không kiếm được công nhân địa phương thì chủ nhân có thể xin giấy Chứng Chỉ Lao Động.

    2. Chiếu khán EB-2 Dành Cho Những Chuyên Gia Có Trình Độ Cao và Những Người Có Khả Năng Đặc Biệt:

    Chiếu khán Ưu Tiên Thứ Hai này đòi hỏi chủ nhân cung cấp giấy mời làm việc, có Chứng Chỉ Lao Động và nộp đơn I-140 cho công nhân ngoại quốc.

    Có hai nhóm trong diện chiếu khán này:

    Những người chuyên nghiệp có trình độ cao (có bằng Cao học hoặc Tiến sĩ), hoặc bằng Cử nhân và ít nhất có 5 năm kinh nghiệm thăng tiến trong nghiệp vụ của mình. Công việc mà quý vị xin phải đòi hỏi có bằng cấp học vấn cao hoặc tương đương.
    Những người có khả năng đặc biệt trong các lãnh vực khoa học, nghệ thuật hoặc thương mại. Khả năng đặc biệt có nghĩa là phải có một trình độ thông thạo trên mức bình thường trong các lãnh vực khoa học, nghệ thuật hoặc thương mại.
    Gia đình của những đương đơn có Chiếu Khán EB-2: Người hôn phối và con dưới 21 tuổi có thể được nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán di dân E-21 và E-22, và người phối ngẫu có thể nộp đơn xin Giấy Cho Phép Làm Việc.

    3. Chiếu khán EB-3 Dành cho Những Công Nhân Có Năng Khiếu, Những Người Chuyên Nghiệp và Những Công Nhân Không Có Năng Khiếu EW3.

    Đương đơn thuộc diện Ưu Tiên Ba phải có Chứng Chỉ Lao Động và đơn I-140 được chấp thuận do chủ nhân nộp. Người phối ngẫu và các con nhỏ của những người chuyên nghiệp và những công nhân khác với chiếu khán EB3 cũng hợp lệ để có chiếu khán di dân sống tại Hoa Kỳ. Có ba nhóm trong diện EB-3:

    Những cá nhân có năng khiếu là những người có công việc làm đòi phải có tối thiểu 2 năm huấn luyện hoặc kinh nghiệm làm việc nhưng không phải là những công việc tạm thời hoặc theo mùa.
    Những người chuyên nghiệp phải làm những công việc đòi phải có ít nhất bằng Cử nhân từ một trường Đại học ở Hoa Kỳ, hoặc chứng chỉ tương đương ở nước ngoài.
    Chiếu khán EW-3 cho các công nhân không có năng khiếu dành cho những người có khả năng làm những công việc đòi hỏi việc huấn luyện hoặc kinh nghiệm ít hơn 2 năm nhưng không phải là những việc đã làm tạm thời hoặc theo mùa. Đối với hầu hết những hồ sơ diện này rất khó xin giấy chấp thuận dành cho những công nhân không có năng khiếu vì những công nhân diện này rất dễ tìm trong những cư dân ở Hoa Kỳ. Những công việc làm trong gia đình, chăm sóc trẻ em, nấu ăn và những công việc tương tự không cần đến lao động ngoại quốc.
    4. Chiếu khán EB-4 (Di Dân Có Việc Làm Đặc Biệt):

    Là những đương đơn thuộc Ưu Tiên Thứ Tư có đơn Di Dân Đặc Biệt, I-360, được chấp thuận. Nhóm Di Dân Đặc Biệt này không cần phải có Chứng Chỉ Lao Động. Có nhiều nhóm nhỏ trong diện này. Ngoài những nhà truyền giáo hoặc công nhân làm việc tôn giáo, hầu hết chiếu khán EB-4 được cấp cho những người làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ ở ngoài nước Mỹ.

    5. Chiếu khán EB-5 Giới Đầu Tư Di Dân:

    Loại chiếu khán Đầu Tư Di Dân dành cho số vốn đầu tư của giới đầu tư ngoại quốc được dùng để lập những công ty thương mại mới ở Hoa Kỳ và tạo ra việc làm. Vốn đầu tư tối thiểu là 500,000 $. Những đương đơn được chấp thuận sẽ có Thẻ Xanh Có Điều Kiện giá trị 2 năm. Họ có thể mang theo người phối ngẫu và con dưới 21 tuổi.

  • Những chi phí nào mà bạn có thể miễn trừ thuế cho một LLC được

    Một trong những khoản chi phí được miễn trừ thuế phổ biến nhất là chi phí hoạt động của công ty. Những chi phí này bao gồm toàn bộ những chi phí chung cho nhiều bộ phận của doanh nghiệp liên quan đến việc điều hành công ty và thực hiện các giao dịch cần thiết. Những chi phí khác có thể miễn trừ thuế như lau dọn nơi làm việc, lương, chi phí công tác và nhiều loại chi phí thông thường khác liên quan đến hoạt động thường ngày.

    Một trong những khoản chi phí được miễn trừ thuế phổ biến nhất là chi phí hoạt động của công ty. Những chi phí này bao gồm toàn bộ những chi phí chung cho nhiều bộ phận của doanh nghiệp liên quan đến việc điều hành công ty và thực hiện các giao dịch cần thiết. Những chi phí khác có thể miễn trừ thuế như lau dọn nơi làm việc, lương, chi phí công tác và nhiều loại chi phí thông thường khác liên quan đến hoạt động thường ngày.

    LLC là viết tắt của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn. Theo luật thuế các LLC có thể khấu trừ chi phí hoạt động và du lịch, cùng các chi phí khác. Một công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân rất linh hoạt có thể được sử dụng để lập một công ty hợp danh hoặc thậm chí khởi đầu một doanh nghiệp tư nhân. Được gọi là có trách nhiệm hữu hạn bởi vì những hành động pháp lý, kiện tụng có liên quan đến công ty đều được gánh chịu bởi bản thân công ty mà không phải là người chủ.

    Miễn trừ thuế

    Miễn trừ thuế các chi phí hoặc đóng góp từ thiện. Sở thuế vụ (IRS) đưa ra định mức nhất định mà bạn có thể miễn trừ thuế cho từng đối tượng cụ thể, và làm thế nào để miễn trừ xuyên suốt từ năm này sang năm khác, đặc biệt trong trường hợp của các tài sản có chi phí phân bổ qua nhiều năm. Có khá nhiều quy định điều chỉnh việc miễn trừ, và chúng thay đổi liên tục. Điển hình như năm 2008, Sở thuế vụ cho phép doanh nghiệp được phép miễn trừ thuế các tài sản thân thiện với môi trường, nhưng điều này chỉ được thực hiện trong vòng hai năm.
    nhung-chi-phi-ban-co-the-mien-tru-thue-cho-mot-llc

    Chi phí hoạt động

    Một trong những khoản chi phí được miễn trừ thuế phổ biến nhất là chi phí hoạt động của công ty. Những chi phí này bao gồm toàn bộ những chi phí chung cho nhiều bộ phận của doanh nghiệp liên quan đến việc điều hành công ty và thực hiện các giao dịch cần thiết. Những chi phí khác có thể miễn trừ thuế như lau dọn nơi làm việc, lương, chi phí công tác và nhiều loại chi phí thông thường khác liên quan đến hoạt động thường ngày.

    Chi phí công tác

    Chi phí công tác được miễn trừ bởi hầu hết các LLC. Điều này không chỉ liên quan đến chi phí đi công tác đường dài, mà còn là các phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp. Phương tiện và nhiên liệu được ghi nhận vào chi phí kinh doanh có thể được khấu trừ, từng phần, vào khoản thuế phải nộp LLC, phụ thuộc vào mức độ chúng được sử dụng. Chi phí bảo hiểm và sửa chữa ô tô cũng có thể được khấu trừ.

    Không gian sử dụng

    Nếu một doanh nghiệp có không gian nơi nó hoạt động, các chi phí gắn liền với không gian này cũng được khấu trừ. Nếu một doanh nghiệp thuê một văn phòng, chi phí thuê có thể được miễn thuế. Nếu một không gian nằm trong một căn phòng được sử dụng duy nhất làm một văn phòng kinh doanh, chi phí cho không gian đó có thể được khấu trừ thuế.

  • Khi tiến hành thủ tục xin visa du lịch châu Âu cần chú ý những điều gì

    Ngoài việc xin visa tới từng quốc gia trên châu âu, các bạn có thể tham khảo việc xin visa Schengen. Đây là loại visa cho phép bạn được nhập cảnh vào 26 quốc gia nằm trong khối Schengen như: Pháp, Đức, Ý, Nauy hay Hà Lan. Khối schengen cho phép bạn xin visa trước 3 tháng so với ngày khởi hành. Bạn cần xin visa ở nước mà bạn lưu trú đầu tiên hoặc lâu nhất. Thời gian xét duyệt visa khoảng từ 2 đến 3 tuần, tùy từng nước.

    Châu Âu luôn là điểm đến mơ ước của nhiều người trên thế giới và để thực hiện mong muốn đó, trước khi lên đường, bạn cần phải hoàn thành các thủ tục về visa như sau.

    Cảnh sắc tuyệt vời thu hút du khách du lịch châu Âu
    Các loại giấy tờ cần thiết

    Giấy tờ chứng minh tài chính như: sổ tiết kiệm, sao kê tài sản, bảng lương, giấy tờ nhà, giấy tờ xe.

    Giấy tờ chứng minh nhân thân bao gồm: sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, giấy khai sinh.

    Hộ chiếu có chứ ký của bạn và còn hạn sử dụng trên 6 tháng + Hộ chiếu cũ (nếu có).

    3 tấm ảnh 4cm x 6cm, nền trắng (chụp trong vòng 6 tháng trở lại).

    Hành trình rõ ràng nêu chi tiết lộ trình chuyến đi và thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia trong khối Schengen.

    Bằng chứng về nơi lưu trú: xác nhận đặt phòng khách sạn có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú.

    Thủ tục xin visa khi đi du lịch Châu Âu
    Thủ tục xin visa khi đi du lịch Châu Âu
    Ngoài việc xin visa tới từng quốc gia trên châu âu, các bạn có thể tham khảo việc xin visa Schengen. Đây là loại visa cho phép bạn được nhập cảnh vào 26 quốc gia nằm trong khối Schengen như: Pháp, Đức, Ý, Nauy hay Hà Lan. Khối schengen cho phép bạn xin visa trước 3 tháng so với ngày khởi hành. Bạn cần xin visa ở nước mà bạn lưu trú đầu tiên hoặc lâu nhất. Thời gian xét duyệt visa khoảng từ 2 đến 3 tuần, tùy từng nước.
    dulichchauau1
    Thời hạn visa ngắn hạn tối đa từ 90 ngày, tùy từng hồ sơ và từng nước có thể được lâu hơn.

    Tuy nhiên, phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lanvà Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn xin visa du lịch châu Âu, bạn có thể đến Đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của một trong 4 nước này tại Hà Nội hoặc TP HCM.

    Lưu ý khi xin visa

    Khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên (first destination) trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi (main destination).

    Mức lệ phí phải trả khi xét hồ sơ visa Schengen du lịch (ngắn hạn) là 60 euro, được quy đổi ra tiền VND theo tỷ giá quy định bởi Đại sứ quán và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
    Thời gian xét duyệt visa thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng.

    Nếu là lần đầu xin visa Schengen, bạn nên nộp sớm để đảm bảo cho việc khởi hành đúng lịch trình.

    Làm cách nào để xin visa châu Âu dễ dàng?

    Để xin visa du lịch Châu Âu, du khách có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thông qua dịch vụ tư vấn visa của các công ty du lịch

  • Giấy phép làm việc được nới lỏng ở EU để tăng lượng công nhân tay nghề cao

    “Hiện tại không đủ việc làm cho tất cả mọi người ở châu Âu” ông nói. “Sẽ có rất nhiều áp lực, đặc biệt với số người nhập cư diện kinh tế vào châu Âu ngày càng nhiều, chúng tôi cần phải có sự chuẩn bị để đối mặt với những thách thức trong thời gian tới.”

    Các nhà điều hành EU đã công bố đề xuất mới để thu hút nhiều người nước ngoài đủ điều kiện làm việc đến châu Âu như một phần trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống kỹ thuật và kiểm soát số lượng người nhập cư.

    Trong một nỗ lực để đổi mới chương trình thẻ xanh của EU – chương trình cấp giấy phép làm việc theo mô hình thẻ xanh của Mỹ nhưng không đạt được những thành công tương tự . Ủy ban châu Âu cho biết họ muốn đưa chương trình tới những người không phải là công dân EU nhưng có công việc với mức lương trung bình. Hiện nay, thẻ xanh chỉ được cấp cho công dân không thuộc khối EU với mức lương bằng 1.5 mức lương trung bình ở các nước EU – nơi họ có kế hoạch làm việc ở đó.

    Các đề xuất (không áp dụng cho Vương quốc Anh, Ireland hoặc Đan Mạch) là một cách để cố gắng thúc đẩy chương trình được cho là “không đủ hấp dẫn” này, với ít hơn 14.000 thẻ xanh được cấp vào năm 2014, hầu hết là của Đức.

    “Chương trình thẻ xanh EU được sửa đổi sẽ trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn đối với công dân các nước thứ ba có tay nghề cao đến làm việc và tăng cường sự tăng trưởng kinh tế của EU.” Dimitris Avramopoulos – Ủy viên châu Âu phụ trách di dân cho biết.

    Những thay đổi về chương trình thẻ xanh – trong đó bao gồm việc cắt giảm thời gian xử lý hồ sơ tối đa từ 90 ngày xuống còn 60 ngày – sẽ phải được sự đồng ý của các quốc gia thành viên EU.

    Ủy ban này cũng cho biết vào họ đang có kế hoạch trợ cấp cho các nước nghèo ở châu Phi và Trung Đông 62 tỉ euro để đổi lấy việc ngăn chặn dòng người nhập cư vào châu Âu.

    Pierre Vimont, một cựu lãnh đạo của ngành ngoại giao của châu Âu, phát biểu với Guardian rằng EU sẽ phải tìm cách để thúc đẩy di cư hợp pháp nhằm kiểm soát dòng người từ các nước Bắc Phi di cư tới châu Âu.

    “Hiện tại không đủ việc làm cho tất cả mọi người ở châu Âu” ông nói. “Sẽ có rất nhiều áp lực, đặc biệt với số người nhập cư diện kinh tế vào châu Âu ngày càng nhiều, chúng tôi cần phải có sự chuẩn bị để đối mặt với những thách thức trong thời gian tới.”

    Trong nỗ lực để ngăn chặn dòng chảy người tị nạn và người nhập cư vào châu Âu, EU đã có một thỏa thuận gây tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng ba nhằm giảm 95% số lượng người cố gắng nhập cư châu Âu qua biển Aegean, theo Ủy ban tị nạn Liên Hiệp Quốc.

    Ủy ban châu Âu cho biết họ đang tiến tới một thảo thuận với 16 quốc gia ở châu Phi và Trung Đông nhằm mục đích ngăn chặn người dân nhập cư bằng con đường biển đầy nguy hiểm. Ủy ban này hy vọng sẽ sử dụng 3,1 tỷ euro từ ngân sách EU và khuyến khích đóng góp nhiều hơn nữa từ các nhà đầu tư tư nhân và các quốc gia thành viên.

    Mặc dù số người di cư bằng đường biển Aegean đã giảm nhưng dòng chảy những người nhập cư băng qua Tây Địa Trung Hải đến Ý vẫn còn rất cao: khoảng 46.000 người nhập cư đã đến Ý trong năm tháng đầu tiên của năm 2016 và ít nhất 880 người đã thiệt mạng trong một loạt các vụ đắm tàu, theo UNHCR.

    EU hy vọng sẽ hoàn tất thảo thuận trong vài tuần tới với Jordan và Liban, những quốc gia đang cưu mang một số lượng lớn người tị nạn từ Syria. Những quốc gia còn lại trong danh sách thảo thuận là Tunisia, Nigeria, Senegal, Ethiopia, Eritrea, Somalia, Afghanistan và Pakistan.

    Theo báo cáo của Guardian, kế hoạch bao gồm dự án “Quản lý di cư tốt hơn” với 46 triệu euro nhắm vào các nước thuộc châu Phi, trong đó có Sudan và Eritrea.

    Các nhà điều hành EU cho biết sẽ cung cấp cho các nước châu Phi và Trung Đông một khoản tiền nằm trong gói cứu trợ 62 tỉ euro. Với khoảng 3,1 tỷ euro từ ngân sách sẽ được dành để bảo lãnh vốn vay và kích hoạt các khoản vay từ ngân hàng phát triển lên đến 31 tỷ euro. Phần còn lại sẽ đến từ các khoản đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên EU.
    125900f4cbc2f9504b91bcaf25a833d3_download
    Các nước châu Phi và Trung Đông sẽ chỉ nhận được quỹ này bằng việc đáp ứng các yêu cầu chính sách nhập cư của EU.

    Cô Federica Mogherini -phụ trách chính sách đối ngoại của EU, phát biểu: Đây là “một cuộc cách mạng Copernicus” trong việc sử dụng ngân sách cho chính sách đối ngoại của châu Âu. Cô dự đoán chính sách này sẽ tạo động lực để mang lại sự thịnh vượng trên toàn châu Phi: “Đây không chỉ là một đề lời nghị nhằm khắc phục các vấn đề của dân nhập cư mà còn tạo ra cơ hội phát triển cho toàn bộ lục địa,” cô nói. “Tuy nhiên, chính sách này có thể đưa đến những hệ quả nghiêm trọng cho sự ổn định của châu Âu.”

    Những người hoài nghi cho rằng kế hoạch có thể dẫn đến việc sử dụng sai nguồn viện trợ phát triển của EU. “Các nước đang phát triển có thể nhận được kinh phí viện trợ để thắt chặt biên giới của họ,” Judith Sargentini, một thành viên thuộc nghị viện châu Âu cho biết. “Các quỹ cho người nghèo bị lạm dụng, và đề xuất của Ủy ban không giải quyết được lý do thực sự của làn sóng nhập cư.”

    Cô cho biết: những đề xuất trên nghĩa là “EU đã đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư này cho các quốc gia nghèo – nơi mà ngay cả quyền cơ bản của con người cũng không được đảm bảo”, ví dụ như Eritrea và Somalia.

    Guy Verhofstadt, lãnh đạo của nhóm Tự do trong nghị viện châu Âu, cho biết: “Cách tốt nhất để chống lại nạn buôn người là tạo ra việc làm hợp pháp cho người nhập cư đến Châu Âu. Các đề nghị sửa đổi chương trình cấp thẻ xanh có thể cải tiến hệ thống hiện hành. Tuy nhiên, tôi lo ngại những đề nghị của Ủy ban thực sự không mang lại nhiều thay đổi tích cực trong thực tế. Chúng ta cần một hệ thống đơn giản hơn “.

  • Cộng hòa Síp đừng bỏ lỡ cơ hộ đầu tư và định cư tại đây

    Cộng hòa Síp cũng nổi tiếng với lòng hiếu khách của mình và môi trường sống cao. Síp đã được trao tặng nhiều giải thưởng cho các cam kết của mình đối với sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

    Vượt quá mong đợi của cộng đồng quốc tế về sự tăng trưởng trở lại trong năm 2015, cộng hòa Síp đang có những tiến bộ vững chắc trong việc tái cơ cấu nền kinh tế và lấy lại niềm tin với nhà đầu tư. Síp đã thoát khỏi suy thoái vào năm 2015 – một năm sớm hơn so với dự báo, và tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 với mức tăng trưởng dự đoán là 1,6%.

    Cong-hoa-sip-diem-den-khong-nen-bo-lo-de-dau-tu-mien-thu-tuc-lam-visa-chau-au-va-khoi-schengen
    Cộng hòa Síp đã tiến hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm tái cơ cấu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nhờ vậy, chương trình cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho Síp đã kết thúc sớm hơn vào tháng Ba thay vì tháng Năm như dự đoán.

    Ngành ngân hàng và bất động sản đang trải qua giai đoạn cải cách quan trọng nhất. Các hệ thống phát hành và chuyển giao giấy tờ của bất động sản đã được nâng cấp để rút ngắn thời gian giao quyền sở hữu đầy đủ cho người mua đã thanh toán.

    Trong năm 2015, Síp đã chứng kiến ​​một sự gia tăng đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận nhất: ngành du lịch. Síp đã tiếp đón hơn 2,7 triệu khách du lịch năm vừa qua – con số lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

    Cộng hòa Síp cũng nổi tiếng với lòng hiếu khách của mình và môi trường sống cao. Síp đã được trao tặng nhiều giải thưởng cho các cam kết của mình đối với sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

    Casino và khu nghỉ mát sang trọng

    Síp là không chỉ hấp dẫn nhờ biển đẹp, bãi cát trắng xóa, địa điểm thư giãn nghỉ ngơi đẳng cấp quốc tế mà còn nhờ các sòng bạc.

    Các khu nghỉ dưỡng có sòng bạc sang trọng vừa được phê duyệt và cấp phép hoạt động hứa hẹn có tiềm năng đầu tư rất lớn.

    Những khu nghỉ mát hạng sang tại Síp cũng chứng kiến sự gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Khách sạn Limassol Alexander Đại đế đã được bán trong một thỏa thuận trị giá nhiều triệu euro, khách sạn Le Meridien nhận được một nguồn vốn đầu tư gần 20 triệu euro (chiếm 75% vốn), trong khi khách sạn Amathus vừa được giao dịch với giá 71 triệu euro. Các giao dịch này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã có sự tin tưởng vào tiềm năng to lớn của ngành du lịch Síp.

    Nguồn tài nguyên dầu

    Nếu nguồn dầu vừa được tìm thấy gần đảo Síp đã gây căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua, sự hiện diện của các nguồn tài nguyên dầu tại chính đảo Síp có khả năng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

    Gia tăng doanh thu bất động sản

    Theo số liệu thống kê chính thức được công bố bởi Bộ Đất đai và Điều tra, giao dịch bán bất động sản vào năm 2015 đã chứng kiến mức tăng 9% từ năm 2014. Síp đã từng ghi nhận mức 20% tăng trong năm 2014 so với năm 2013. 27% các giao dịch bán hàng – bao gồm nhà ở, tài sản thương mại và đất đai, đến từ khách hàng nước ngoài. Trong hai thành phố được nhà đầu tư đặc biệt yêu thích tại Síp, giao dịch mua bán ở thành phố Larnaca tăng 35%, trong khi ở Limassol, con số này tăng 11%.

    CỘNG HÒA SÍP MIỄN THỦ TỤC LÀM VISA ĐỊNH CƯ
    18-1
    Dự án bất động sản “One Tower” của Pafilia
    Một dự án nổi bật, là biểu tượng của sự phục hồi của nền kinh tế Síp là bất động sản “One Tower” của nhà phát triển bất động sản Pafilia. One Tower sẽ trở thành tòa nhà dân cư bên bờ biển cao nhất châu Âu, với 36 tầng gồm các căn hộ sang trọng, không gian văn phòng và khu mua sắm bán lẻ.

    Dự án One Tower là sự đầu tư lý tưởng cho nhà đầu tư muốn định cư hoặc có quốc tịch Síp. Bằng cách đầu tư 2,5 triệu euro, nhà đầu tư có thể tham gia vào Chương trình đầu tư cấp hộ chiếu châu Âu và được cấp hộ chiếu trong vòng 2-3 tháng. Chương trình Đầu tư định cư đảo Síp cũng giúp nhà đầu tư tự do đi lại châu Âu mà không cần xin Visa cũng như được quyền thương mại tự do trong khối EU, đầu tư vào đảo Síp. Thêm một cột mốc quan trọng nữa là trong năm 2016, Cộng hoà Síp sẽ gia nhập khối Schengen, đồng nghĩa việc sở hữu hộ chiếu Síp, nhà đầu tư sẽ được miễn thị thực trên 163 quốc gia.

  • Cảnh cửa vào châu âu được mở ra khi chương trình định cư ở Đảo Síp

    Hình thức đầu tư thứ tư là các nhà đầu tư nước ngoài có thể gửi 5 triệu euro vào ngân hàng ở đảo Síp hoặc thành lập và giữ quyền thu lợi ở một công ty tại Síp có giá trị tương đương trong vòng tối thiểu 3 năm.

    Thông tin gần nhất được công bố bởi bộ Nội vụ Síp cho thấy chương trình đầu tư định cư của đảo Síp đã thu hút số vốn đầu tư nước ngoài hơn 2 tỉ euro từ năm 2013 đến 2015. Chương trình Đầu tư định cư của nước Cộng hòa Síp được ban hành nhằm cấp Thường trú nhân vĩnh viễn và quốc tịch cho nhà đầu tư khắp thế giới quyết định đầu tư vào đảo quốc này.

    Nhà đầu tư có thể được cấp Thường trú nhân vĩnh viễn bằng cách đầu tư vào bất động sản với mức đầu tư tối thiểu 300,000 euro. Cho những nhà đầu tư mong muốn trở thành công dân, đảo Síp cũng có nhiều lựa chọn và hình thức đầu tư từ bất động sản cho đến trái phiếu.

    Một lựa chọn phổ biến là mua trái phiếu của công ty đầu tư nhà nước với mức đầu tư tối thiểu 2 triệu euro, cùng với 500,000 euro đóng góp cho quỹ Nghiên cứu và Phát triển công nghệ của chính phủ.

    Lựa chọn thứ hai là các nhà đầu tư có thể mua bất động sản tại đảo Síp với trị giá tối thiểu 2.5 triệu euro cộng với 500,000 euro phí thường trú vĩnh viễn, hoặc đầu tư 2.5 triệu euro cho bất động sản cao cấp. Điều kiện là chủ đầu tư phải luôn giữ bất động sản trị giá tối thiểu 500,000 euro, các bất động sản còn lại có thể bán lại sau 3 năm.

    Lựa chọn thứ ba là các nhà đầu tư có thể mua lại hoặc mua cổ phần các công ty được thành lập hoặc được đăng kí kinh doanh ở Síp.

    Hình thức đầu tư thứ tư là các nhà đầu tư nước ngoài có thể gửi 5 triệu euro vào ngân hàng ở đảo Síp hoặc thành lập và giữ quyền thu lợi ở một công ty tại Síp có giá trị tương đương trong vòng tối thiểu 3 năm.
    55
    Chương trình đầu tư định cư ở đảo SÍP

    Chính sách đầu tư định cư đa dạng đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nghiên cứu đã xếp hạng Síp là một trong 10 quốc gia được nhiều người lựa chọn để làm nơi nghỉ hưu nhất. Nhờ chính sách thuế với nhiều ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp, Síp trở thành quốc gia thứ 2 trong khối châu Âu sau Thụy Sĩ, nằm trong top 5 những quốc gia phù hợp cho tái định cư nhất.

    Chương trình Đầu tư định cư đảo Síp được ban hành vào năm 2013 nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thường xuyên di chuyển, muốn miễn thủ tục làm visa đi châu Âu cũng như được quyền thương mại tự do trong khối EU, đầu tư vào đảo Síp. Điểm khác biệt của chương trình ở Síp so với các nước khác là:

    – Nhà đầu tư có thể nộp đơn xin hộ tịch ngay cả khi họ chưa bao giờ sống ở Síp.

    – Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng (thị thực được cấp trong khoảng từ 3-4 tháng).

    – Được miễn thị thực tại 158 quốc gia.

    – Chính sách thuế nhiều ưu đãi.

    – Trung tâm tài chính phát triển, vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng tiên tiến

    – Tỷ lệ tội phạm thấp và chất lượng sống cao là những ưu điểm khiến các nhà đầu tư quyết định chọn Síp làm nơi định cư của mình.

    – Nguồn vốn FDI cao cũng tạo ra sự ổn định cho thị trường BĐS.

    Ngoài ra, phát hiện mới về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Síp đã thu hút nhiều công ty quốc tế lớn như Noble, Eni Kogas, Total và Halliburton đến đảo cũng dẫn đến việc nhu cầu về BĐS của khách hàng quốc tế tăng cao. Các tòa nhà hạng A được thuê để làm văn phòng từ 8-12 năm có mức lãi suất hấp dẫn 6% cho các nhà đầu tư. Các chuyên gia BĐS dự đoán xu hướng này cũng sẽ nhanh chóng lan sang lĩnh vực BĐS nhà ở.

  • Cơ hội kinh doanh xuyên biên giới được mở ra khi hiệp định thương mại với EU mở ra

    Đầu tư bất động sản tại St.Kitts & Nevis với các dự án lớn như Embassy Suites của Hilton, Park Hyatt, Marriot…thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, các nhà đầu tư muốn có tấm hộ chiếu thứ 2 có thể đầu tư vào Quỹ đa dạng hóa ngành mía đường (SIDF), với mức đầu tư tối thiểu $250,000)
    Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được ký kết chính thức tại Brussels-Bỉ vào ngày 2 tháng 12 năm 2015. Theo bản nội dung Hiệp định, trong thời hạn từ 7 đến 10 năm, hơn 99% dòng thuế xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và ngược lại sẽ được loại bỏ. Hiệp định mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường 500 triệu dân của EU, đồng thời tạo lợi thế thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
    63
    Việt Nam ký hiệp định thương mại với EU, mở ra cơ hội kinh doanh xuyên biên giới
    Đi cùng với các cơ hội phát triển kinh tế, nhu cầu di chuyển liên tục giữa các quốc gia để mở rộng thị phần cũng tăng cao. Tuy nhiên, quá trình xin cấp thị thực mất nhiều thời gian cùng với thị thực ngắn hạn là rào cản cho các doanh nhân Việt Nam.

    Trong bối cảnh này, với kinh nghiệm của một công ty luật hàng đầu về di trú, Harvey Law Group giới thiệu chương trình Đầu tư cấp Quốc tịch của vùng Caribbean và đảo Síp (Cyprus), mang lại nhiều ưu đãi về thuế cũng như kinh doanh trong khối EU, mở ra cánh cửa đến châu Âu cho các doanh nhân Việt.

    Chương trình Đầu tư nhập quốc tịch Caribbean

    Thịnh vượng chung Dominica: Với mức đầu tư từ $100,000, nhà đầu tư sẽ được cấp hộ chiếu Dominica trong vòng 03 tháng. Hộ chiếu Dominica cho phép cá nhân sở hữu được miễn thị thực đến 90 ngày tại bất kì quốc gia nào thuộc Liên minh châu Âu, bao gồm khối Schengen với 26 thành viên.

    Đầu tư bất động sản tại St.Kitts & Nevis với các dự án lớn như Embassy Suites của Hilton, Park Hyatt, Marriot…thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, các nhà đầu tư muốn có tấm hộ chiếu thứ 2 có thể đầu tư vào Quỹ đa dạng hóa ngành mía đường (SIDF), với mức đầu tư tối thiểu $250,000.

    Chương trình đầu tư nhập quốc tịch Grenada và Antiqua & Barbuda cũng là một lựa chọn hấp dẫn. Nhà đầu tư sẽ được miễn thị thực ở hơn 90 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh và khu vực Schengen. Ngoài ra, đầu tư nhập quốc tịch Grenada còn cho phép nhà đầu tư xin thị thực đầu tư E-2 để hoạt động kinh doanh tại Mỹ, rất thuận lợi cho các nhà đầu tư có nhu cầu di chuyển liên tục.

    Chương trình Đầu tư nhập quốc tịch Cộng hòa Síp (Cyprus)

    Nhà đầu tư sở hữu bất động sản trị giá ít nhất 300,000 EUR sẽ được cấp thẻ thường trú Cyprus cho nhà đầu tư và cả gia đình. Nhà đầu tư sẽ được cấp quốc tịch sau 07 năm định cư tại Cyprus. Ngoài ra, với mức đầu tư tối thiểu trên 2,5 triệu EUR vào bất động sản, nhà đầu tư sẽ sở hữu hộ chiếu Cyprus, có thể tự do sống, du lịch và làm việc ở bất kì đâu thuộc châu Âu. Hộ chiếu Cyprus còn cho phép miễn thị thực đến hơn 140 quốc gia bao gồm khối châu Âu, Schengen, Canada, HongKong,…

  • Những thông tin mới nhất về nhập cư châu Âu

    Gần đây, Quốc hội Bồ Đào Nha đã ban hành những luật mới liên quan đến chương trình đặc biệt này. Các điều luật nói trên vẫn đang chờ được thông qua trước khi quốc hội Bồ Đào Nha đưa ra quyết định thông qua cuối cùng của họ.
    Các điều luật mới được thiết lập sẽ không ảnh hưởng tới các điều kiện ban đầu,

    BỒ ĐÀO NHA

    Adrian Bishop, “Hạ mức đầu tư để cấp thị thực vàng Bồ Đào Nha để tăng doanh thu bất động sản đến 20%”, Opp Today, ngày 26/08/2015

    Sự thành công của chương trình cấp thị thực vàng (thẻ lưu trú) thông qua đầu tư bất động sản của Bồ Đào Nha, đặc biệt là kể từ khi chương trình hạ mức đầu tư xuống 350.000 euro, đã cho thấy một thúc đẩy đáng mừng cho ngành bất động sản và có thể tăng nhiều hơn.
    Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong chương trình, như việc được cấp 1.957 Thị thực vàng, tiếp theo là Brazil (87), Nga (79), Nam Phi (60) và Li-băng (36).
    “Luật mới cho chương trình định cư Thị thực vàng của Bồ Đào Nha”, Mondaq, 16/04/2015

    nhap-cu-1429494704292

    Gần đây, Quốc hội Bồ Đào Nha đã ban hành những luật mới liên quan đến chương trình đặc biệt này. Các điều luật nói trên vẫn đang chờ được thông qua trước khi quốc hội Bồ Đào Nha đưa ra quyết định thông qua cuối cùng của họ.
    Các điều luật mới được thiết lập sẽ không ảnh hưởng tới các điều kiện ban đầu, đượcđề ra để thu hút các nhà đầu tư. Như vậy, các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục chọn một trong các hình thức sau, cụ thể là: Đầu tư vào bất động sản với số tiền đầu tư tối thiểu là 500.000 Euro hoặc đặt cọc bằng tiền mặt hoặc đầu tư tài chính vàotrái phiếu hoặc cổ phiếu với trị giá tối thiểu 1.000.000 Euro hoặc bằng việc thành lập một công ty mới tạo ra ít nhất 10 việc làm cho người Bồ Đào Nha.
    Ngoài việc trên, người Bồ Đào Nha hiện đã giới thiệu hai hình thức mới, trong đó một nhà đầu tư có thể hội đủ điều kiện cho một Thị thực vàng.

    ĐAN MẠCH

    Beatrice Credi, “Quyền Nhập Tịch cuối cùng cũng trở thành hiện thực ở Đan Mạch”, West Info, ngày 01/9/2015
    Quyền Nhập Tịch cuối cùng cũng trở thành hiện thực ở Đan Mạch. Đất nước này từng là một trong những quốc gia châu Âu cuối cùng thường không chấp nhận quyền Nhập Tịch thông qua việc nhập quốc tịch, buộc hầu hết người nước ngoài từ bỏ quốc tịch của mình để trở thành một người Đan Mạch, trong khi những người Đan Mạch sống ở nước ngoài phải từ bỏ quốc tịch gốc của họ trước khi nhập một quốc tịch mới.
    Từ bây giờ, người nước ngoài sống ở Đan Mạch có thể có quốc tịch Đan Mạch mà không cần chối bỏ quê hương của họ. Trong khi đó, tất cả những người Đan Mạch trước đây đã từ bỏ quốc tịch Đan Mạch của họ sẽ có thời gian năm năm để nộp hồ sơ xin phục hồi quốc tịch.

    MALTA

    “Những nhà phát triển người Malta hoan nghênh chương trình định cư cải cách”, Global Post, ngày 29/8/2015
    Hiệp hội các nhà phát triển Malta (MDA) hoan nghênh chương trình cấp thị thực và thường trú Malta cải cách được chính phủ Malta giới thiệu. Các nhà phát triển cho rằng chương trình sẽ dẫn đến việc đẩy mạnh hơn nữa thị trường bất động sản và sẽ tiếp tục đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
    Trong một tuyên bố, MDA phát biểu rằng “thông qua chương trình của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư nữa sẽ được thu hút vào quốc gia của chúng ta và được khuyến khích mua hoặc thuê bất động sản cao cấp. Đồng thời, giá sàn được áp dụng cho bất động sản sẽ tránh sự cạnh tranh với nhà đầu tư tính mau với giá rẻ hơn.”
    Các nhà đầu tư cũng phải mua một tài sản có giá trị ít nhất là 320.000 € (~358.000 USD) ở phía bắc và trung tâm Malta, hoặc 270.000 € (~302.000 USD) ở phía nam của Malta và Gozo, hòn đảo lớn thứ hai của Malta. Hoặc nếu không, các nhà đầu tư cần phải chi ít nhất 12.000 euro (~13.400 USD) để thuê nhà mỗi năm.
    “Chương trình công dân: đã nhận 400 hồ sơ, đầu tư vượt 450 triệu EURO”, Malta Independent, 16/01/2015

    Chương trình công dân Malta, được biết như chương trình đầu tư cá nhân (IIP), đã nhận được hơn 400 hồ sơ từ lúc chương trình ra mắt từ đầu năm ngoái. Đây là kết quả của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn 450 triệu EURO từ những người trên 40 quốc gia.
    Những lá thư chấp nhận quyền công dân đầu tiên đã được ban hành, ứng viên nộp đơn đầu tiên sẽ được cấp chứng nhận quốc tịch sớm sau khi những yêu cầu bắt buộc như đóng góp, đầu tư và cư trú được thực hiện.

    PHÁP

    “Pháp thu hút các nhà đầu tư với việc cắt giảm thuế hàng loạt ”, The Local, 18/04/2015

    Thứ 4 vừa rồi, Thủ tướng Manuel Valls thông báo một chương trình năm năm, kế hoạch cắt giảm 2,5 tỷ Euro ( tương đương 2,7 tỷ đô la) tiền thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào công nghiệp và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Pháp.

    Với sự thờ ơ đầu tư của các công ty, được xem như là một ngăn trở chủ yếu của sự tăng trưởng, ngài Valls đã công bố giảm thuế đặc biệt đối với các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp được thực hiện trong vòng 12 tháng tới.

    Ngài Valls tuyên bố một “ biện pháp chưa từng có” sẽ cho phép các công ty khấu trừ 140% giá trị của những khoản đầu tư vào nền công nghiệp dựa trên lợi nhuận bị đánh thuế của họ trong vòng năm năm, giống như giảm thuế kinh doanh cho họ.

    Cecilia Rodriguez, “Rao bán Quốc tịch: Đa dạng hóa hộ chiếu có thể gây phức tạp” Forbes, 22/12/2014

    Nó được gọi là “đa dạng hóa hộ chiếu.” Đó là cách diễn đạt những cơ quan tư vấn cho khách hàng giàu có về cách tiêu tiền của họ nhằm mô tả việc mua một quyền công dân mới thông qua đầu tư.
    Hàng năm, theo BBC, có hàng ngàn người chi tổng cộng hơn 2 tỷ đô la Mỹ để có thêm hộ chiếu thứ 2 và đôi khi là hộ chiếu thứ 3 vào “danh mục đầu tư” của họ. Điều này đang ngày càng phổ biến trong giới người giàu mới nổi, đặc biệt từ Trung Quốc, Nga và Trung Đông những người đang “mua sắm” bằng nhiều cách chủ yếu để vào Châu Âu, Mỹ và Úc.
    Nhu cầu này đang mở cửa cho tất cả các hệ thống chương trình cho phép xét duyệt để trở thành “công dân theo diện kinh tế”, đặc biệt là những quốc gia với nền kinh tế giảm sút đang muốn thu hút đầu tư. Thời gian gần đây, những thị thực định cư tạm thời đang được thiết lập để nhà đầu tư đầu tư vào Bồ Đào Nha, Latvia, Malta, Tây Ban Nha, Cộng hòa Síp – tất cả những quốc gia này đưa ra nhiều hạng mức đầu tư “ hợp lý”.

    TÂY BAN NHA

    “Có thể thay đổi hình thức Thị thực vàng của Tây Ban Nha”, OPP Today, 8/04/2015

    Thông qua chương trình thị thực vàng của Tây Ban Nha, chương trình đầu tư bất động sản để định cư chỉ thu hút khoảng 500 nhà đầu tư kể từ khi chương trình được giới thiệu, những nhà bình luận công nghiệp cho hay những điều chỉnh có thể sẽ được tiến hành.

    Kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2013 đến cuối năm 2014, dự án đã thu hút 530 người đang chờ nhập cư vào Tây Ban Nha, trong đó 490 người trong số họ đang đầu tư ít nhất 500.000 Euro vào bất động sản.

    Phần lớn là người Trung Quốc và người Nga và người ta tin rằng có tổng cộng 700 triệu Euro đã được đầu tư. Những ứng viên thành công khác đã rót ít nhất 1 triệu Euro vào các doanh nghiệp và mua cổ phần.