• Khi bị từ chối visa định cư Canada điều cần làm là gì


    Nếu bạn đã bị từ chối visa và nhận thấy đủ điều kiện để khiếu nại thì có thể nhờ Pacom Việt Nam viết và gửi đơn khiếu nại đến ĐSQ ngay khi bị từ chối (tuy nhiên kết quả không cao chỉ các trường hợp minh bạch được xem xét lại và cấp visa)

    Nếu bạn bị từ chối visa Canada vì không chuẩn bị kỹ hồ sơ, không biết cách làm, hoặc thuộc đối tượng không đủ điều kiện để được cấp visa khi xin visa bạn sẽ bị từ chối, vậy cách khắc phục để có thể có được visa Canada bằng cách nào?

    Nguyên nhân bị từ chối

    Hồ sơ bị thừa hoặc thiếu
    Điền tờ khai xin visa Canada khai sai và không biết cách điền đơn xin visa
    Không biết khai tờ khai Online
    Không biết sắp xếp hồ sơ khoa học
    Khai tờ khai không trung thực
    Phỏng vấn không biết trả lời
    Đi với mục đích không rõ ràng
    Không có cơ sở để đương đơn quay lại Việt Nam sau khi hết hạn visa ở Canada
    Bạn quá tự tin khi đã có visa đi nhiều các quốc gia khác nhau như Anh, Mỹ, Úc…
    Bạn quá tự tin về vị trí trong xã hội Việt Nam
    Bạn quá tự tin vì mình có nhiều tiền, nhiều tài sản
    Bạn không biết gì về thủ tục nhưng vẫn cố gắng đến nộp hồ sơ
    Và nhiều nguyên nhân khác tùy theo trường hợp….
    Cách khắc phục:

    Nếu bạn đã bị từ chối visa và nhận thấy đủ điều kiện để khiếu nại thì có thể nhờ Pacom Việt Nam viết và gửi đơn khiếu nại đến ĐSQ ngay khi bị từ chối (tuy nhiên kết quả không cao chỉ các trường hợp minh bạch được xem xét lại và cấp visa)

    visa-dinh-cu-canada

    Nếu không đủ điều kiện để làm đơn khiếu nại. Quý phải chờ đợi đến 06 tháng hoặc hơn để nộp đơn xin lại visa khi nhận thấy điều kiện thân nhân và bản thân đã thay đổi.

    Hàng ngày Pacom Việt Nam tư vấn cho hàng trăm khách hàng việc chuẩn bị hồ sơ cũng như nhận làm dịch vụ visa cho quý khách, tỷ lệ thành công đến 99%. Tại sao? Vì chúng tôi là những người chuyên nghiệp hàng ngày nhân viên đều xử lý rất nhiều hồ sơ và giấy tờ cho nhiều trường hợp khác nhau với kinh nghiệm như vậy chúng tôi tự hào mang về visa dễ dàng cho quý khách.

    Lời khuyên: đằng nào quý vị cũng làm visa cũng chuẩn bị hồ sơ vì vậy cách tốt nhất quý vị nên tìm đến các dịch vụ làm visa chuyên nghiệp, đừng để khi trượt visa mới tìm đến dịch vụ.

  • Có quá khó như bạn nghĩ khi định cư New Zealand hay không

    Định cư tại New Zealand không khó nếu bạn nắm rõ được những điều kiện định cư, ngành nghề ưu tiên định cư, thủ tục định cư… Trong bài viết dưới đây, AMEC sẽ gợi ý cho các bạn lộ trình giúp định cư tại New Zealand dễ dàng.

    Không chỉ nổi tiếng thế giới vì có phong cảnh đẹp như tranh vẽ với các rặng núi phủ tuyết trắng xóa, dòng sông băng lạnh giá hay đàn cừu non trên các ngọn đồi cỏ xanh mát mà New Zealand còn được biết đến như một điểm đến lý tưởng đối với sinh viên quốc tế để học tập cũng như định cư tại đất nước xinh đẹp này.

    Ngoài việc bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới, môi trường học tập cũng như môi trường sống lý tưởng thì New Zealand còn có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên quốc tế đặc biệt là tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế làm thêm và định cư ở lại sau khi học xong. New Zealand luôn mở rộng cửa đón người di cư đặc biệt là sinh viên quốc tế bởi với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay của New Zealand thì nhu cầu nhân lực luôn cấp thiết và tạo áp lực lớn lên dân số chỉ vỏn vẹn hơn 4,5 triệu người, trong khi khu vực địa lý rộng lớn và kinh tế phát triển nhanh.

    Định cư tại New Zealand không khó nếu bạn nắm rõ được những điều kiện định cư, ngành nghề ưu tiên định cư, thủ tục định cư… Trong bài viết dưới đây, AMEC sẽ gợi ý cho các bạn lộ trình giúp định cư tại New Zealand dễ dàng.

    New Zealand wooden sign with landscape background

    1. Thang điểm định cư
    Theo quy định của cục di trú New Zealand, để được xét định cư thì các ứng viên cần tối thiểu 100 điểm theo thang điểm của cục di trú. Điểm này sẽ được tính dựa trên một số đặc điểm của ứng viên như: Độ tuổi, kỹ năng, thành phố làm việc, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, trình độ… Ngoài ra còn có các điểm thưởng và điểm cộng khác.

    Dưới đây là một só mục điểm chính:

    Độ tuổi

    20-29 tuổi: 30 điểm
    30-39 tuổi: 25 điểm
    40-44 tuổi: 20 điểm
    45-49 tuổi: 10 điểm
    50-55 tuổi: 5 điểm
    Tay nghề

    Job offer: 50 điểm
    Công việc tay nghề cao ít hơn 12 tháng: 50 điểm
    Công việc tay nghề cao hơn 12 tháng: 60 điểm
    Có họ hàng, người thân đang sống tại New Zealand: 10 điểm

    Kinh nghiệm làm việc (tay nghề cao)

    2 năm: 10 điểm
    4 năm: 15 điểm
    6 năm: 20 điểm
    8 năm: 25 điểm
    10 năm: 30 điểm
    Thành tích, năng lực, trình độ

    Nhận được level 4-6 ( thương mại…): 40 điểm
    Nhận được level 7- 8 ( bằng cử nhân, bằng cử nhân danh dự…): 50 điểm
    Nhận được level 9 – 10 (thạc sỹ, tiến sĩ…): 60 điểm
    Điểm thưởng

    Làm việc tại những khu vực phát triên nhưng địa điểm làm việc không cố định: 10 điểm
    Làm việc bên ngoài Auckland: 10 điểm
    Làm việc tại những khu vực thiếu hụt nhân sự: 10 điểm
    Nếu vợ/ chồng làm những công việc tay nghề cao hoặc job offer: 20 điểm
    2. Định hướng ngành nghề dễ dàng định cư New Zealand
    dinh-cu-new-zealand

    Theo thông tin từ Bộ di trú New Zealand thì ngành Khách sạn – Du lịch nằm trong Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề khẩn cấp (Immediate Skill Shortage List) và Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề về lâu dài (Long Term Skill Shortage List) nên cơ hội định cư đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này là rất cao và dễ dàng nhất so với các ngành khác. Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm trong 2 danh sách này như:

    Xây dựng và Cơ sở hạ tầng: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí …;
    Công nghệ: Kỹ sư phần mềm, Phát triển web, Thiết kế, ICT…;
    Y/ Dược: Bác sỹ phẫu thuật, Nha sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa, Kỹ thuật viên
    Kinh doanh/ Tài chính: Kế toán, kiểm toán;
    gây mê, Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ sinh học,…
    Nông nghiệp, lâm nghiệp;
    Dầu khí;
    Công tác xã hội.
    3. Lộ trình học để có thể định cư tại New Zealand
    Có rất nhiều cách và theo nhiều diện để có thể định cư ở New Zealand nhưng du học vẫn là con đường dễ dàng và thuận lợi nhất. Thông thường, các bạn sinh viên quốc tế chọn các chương trình ngắn khoảng 2 năm của các trường dậy nghề, cao đẳng và đại học khi du học tại New Zealand. Lý do bởi vì các chương trình này có học phí thấp, cơ hội việc làm nhiều và yêu cầu đầu vào không cao. Đồng thời tại một số chương trình sinh viên có thể bảo lưu kết quả học tập của mình để đi làm tại New Zealand. Sau đó có thể quay lại tiếp tục học tập để lấy các chứng chỉ cao hơn.

    Có thể thấy, định cư tại New Zealand hiện nay đang là một lựa chọn tuyệt vời và không hề khó phải không các bạn? Chắc hẳn qua bài viết này, các bạn sẽ có những suy nghĩ nhất định cho hướng đi tương lai của mình. Cùng lựa chọn một lộ trình phù hợp và tới xứ sở đẹp như tranh vẽ thôi nào

  • Nếu chọn 3 ngành học này bạn sẽ dễ được định cư tại Úc hơn

    ĐH New South Wales- một trường ĐH danh tiếng tại Sydney và là thành viên trong nhóm 8 trường ĐH hàng đầu của Úc (Group of Eight).
    Hiện tại, lượng du học sinh đến Úc ngày càng đông bởi sự cởi mở trong chính sách ở lại sau khi làm việc. Tuy nhiên số lượng sinh viên càng đông, thì khả năng kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp càng khó, đặc biệt với các bạn theo học khối ngành kinh tế. Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho bạn vào thời điểm này, trong bài viết lần này, AMEC sẽ đưa ra gợi ý cho bạn 3 ngành học dễ dàng định cư tại Úc.

    I. Hàng không
    Hiện nay, hàng không là một ngành vô cùng hấp dẫn không chỉ ở Úc mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ-kỹ thuật, trong vòng 5 năm đổ lại đây, ngành hàng không có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ ở Úc và có thể phát triển mạnh hơn trong 10 năm tới. Tuy nhiên, nhân lực ngành này vẫn còn khá nhiều hạn chế về mặt số lượng nên sinh viên đăng ký theo học ngành này sẽ hoàn toàn có cơ hội kiếm được việc làm trong ngành sau khi tốt nghiệp. Không những thế, đãi ngộ và thăng tiến cho ngành này ở mức rất cao. Đây là mức lương của ngành trong 1 tuần

    614x452xnews_aa-and-usq-launch-degree-jpg-pagespeed-ic-fh_9s8zigs
    Một số trường đào tạo tốt ngành hàng không ở Úc :

    ĐH New South Wales- một trường ĐH danh tiếng tại Sydney và là thành viên trong nhóm 8 trường ĐH hàng đầu của Úc (Group of Eight).
    ĐH Adelaide:đây là trường ĐH hàng đầu tại khu vực Nam Úc và có mặt trong nhóm 8 trường ĐH hàng đầu của Úc (Group of Eight).
    ĐH RMIT: là trường ĐH kỹ thuật ứng dụng lớn nhất tại Melbourne. Trường xếp thứ 20/ 50 trường đại học dưới 50 năm hàng đầu thế giới của QS University Rankings 2013.
    ĐH Central Queensland : trường có nhiều cơ sở ở Brisbane, Melbourne, Sydney và thành phố biển Rockhampton, ngoài ra còn có các chi nhánh ở Bundaberg, Gladstone, Noosa và Mackay.
    II. Điện tử

    Với yêu cầu chuyên môn hóa các thiết bị tự động, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn, ngành kỹ sư điện tử cũng dần phát triển hơn. Đây là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển cao nhất trong 5 năm qua ở Úc với tỷ lệ đến 47,4%. Theo Joboutlook.gov.au, kỹ sư điện tử có mức thu nhập trước thuế là 1.841 AUD/tuần (tương đương 40,5 triệu đồng/tuần). Theo học ngành này, các bạn sinh viên không chỉ có cơ hội nhận được mức lương cao mà còn có thêm cơ hội được định cư tại Úc vì đây là ngành học được chính phủ ưu tiên định cư

    Một số trường đào tạo tốt ngành điện tử ở Úc

    ĐH Melbourne : trường đại học lâu đời nhất bang Victoria, trường xếp thứ 28 trong số các trường đại học tốt nhất trên thế giới
    ĐH Sydney : trường nằm trong top 40 trường ĐH danh tiếng và uy tín nhất thế giới và Top 4 tại Úc
    ĐH Monash : một trong số những trường đại học danh tiếng nhất thế giới và là thành viên trong nhóm 8 trường đại học giàng dạy và nghiên cứu hàng đầu nước Úc
    ĐH New South Wales : một trường ĐH danh tiếng tại Sydney và là thành viên trong nhóm 8 trường ĐH hàng đầu của Úc (Group of Eight).
    III. Kiến trúc
    AMC Naval Architecture

    So với Pháp hay một số nước khác thì nhân lực ngành kiến trúc ở Úc vẫn ở mức hạn chế, bởi thế, nếu theo học ngành này, bạn hoàn toàn có cơ hội ở lại Úc sinh sống và làm việc. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc tại Úc đều có điều hành doanh nghiệp của riêng họ hoặc làm việc cho các công ty kiến ​​trúc tư nhân, các tổ chức thương mại, làm việc cho các cơ quan nghiên cứu công và các học viện, làm việc cho các cơ quan chính phủ. Một số người chọn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực khác như thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa,quản lý xây dựng, thiết kế đô thị, tư vấn, quản lý dự án, thiết kế đồ gỗ, thiết kế đa phương tiện và các lĩnh vực liên quan khác.

    Theo Hobsonscoursefinder.com, mức lương khởi điểm của sinh viên ngành kiến trúc ở Úc là $37,169/năm, đây là một mức lương vô cùng hấp dẫn với một sinh viên mới ra trường. Một số trường đào tạo tốt ngành này ở Úc :

    ĐH Công nghệ Sydney : trường nằm trong số 500 trường đại học hàng đầu trong Bảng xếp hạng Các Trường đại học Thế giới của trường Đại học Trùng Khánh Thượng Hải và xếp hạng 268 trong Bảng xếp hạng Các Trường đại học Thế giới của Quacquarelli Symonds (QS).
    Trường Nghệ thuật, Kiến trúc và Thiết kếtrực thuộc Đại học Nam Úc (UniSA) : Chương trình Cử nhân và Thạc sỹ ngành kiến trúc của UniSA nằm trong hàng TOP tại Úc theo bảng xếp hạng uy tín The 2012 Good Universities Guide
    ĐH Western Australia : Trường là thành viên của “Nhóm 8” (Group of Eight), luôn chiếm một trong hai vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các trường Đại học danh tiếng ở Úc. Đồng thời, trường cũng là thành viên trong nhóm Go8 danh giá của Úc, thuộc top 100 trường Đại học hàng đầu thế giới và xếp thứ hai tại Úc về nghiên cứu xuất sắc và chất lượng đào tạo các khóa cử nhân

  • Giúp bạn tìm việc làm thêm tại Úc hiểu quả với những tips sau đây

    Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Công việc làm thêm thì có rất nhiều, nếu trình độ tiếng Anh của bạn khá một chút thì sẽ có nhiều cơ hội có được việc làm cao và mức lương tương ứng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên.

    Câu chuyện vừa học vừa làm đã quá quen thuộc với những ai là sinh viên. Đặc biệt là với các bạn du học sinh, việc đi làm thêm không những giúp các bạn trang trải các chi phí sinh hoạt cần thiết mà còn giúp các bạn du học sinh có cơ hội hòa nhập ở nơi đất khách quê người, trau dồi khả năng giao tiếp, hiểu được cách suy nghĩ của người bản xứ và cả người tứ xứ.

    Đối với nhiều du học sinh thì chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại các nước lớn trong đó có Úc luôn là sự lo lắng không hề nhỏ. Vì vậy việc làm thêm luôn là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, với nhiều du học sinh vừa mới bỡ ngỡ bước chân sang Úc, việc xin việc làm thường gặp khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chưa biết lựa chọn công việc phù hợp. Vậy làm sao để có thể xin việc làm thêm một cách dễ dàng? AMEC sẽ giúp các bạn kiếm được việc làm thêm tại Úc với một vài tips nhỏ dưới đây.

    1. Kỹ năng tiếng Anh tốt rất quan trọng
    Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Công việc làm thêm thì có rất nhiều, nếu trình độ tiếng Anh của bạn khá một chút thì sẽ có nhiều cơ hội có được việc làm cao và mức lương tương ứng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên.

    Tại Úc, lĩnh vực có rất nhiều việc làm nhiều nhất dành cho sinh viên là lĩnh vực “khách sạn”. Những công việc thông thường nhất trong lĩnh vực này là: Nhân viên bồi bàn, pha chế rượu, đầu bếp, phụ bếp và dọn dẹp… Tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của mình, bạn có thể bắt đầu với vị trí chạy bàn (cụ thể là sắp xếp bàn ăn, dọn bàn, bưng bê đồ uống và đồ ăn) hoặc làm bồi bàn. Nếu tiếng Anh của bạn khá hơn, bạn có thể tìm được các công việc tốt hơn.

    Du-hoc-sinh-Uc-lam-them

    2. Tìm thông tin tuyển dụng ở đâu?
    Website tìm kiếm việc làm

    AMEC xin giới thiệu với bạn các website giúp bạn tìm kiếm công việc làm thêm tại Úc.

    531x274xjem3o9ns-jpg-pagespeed-ic-9vcrpint57
    wwoof.com.au
    Tham khảo thông tin tuyển dụng trên các báo địa phương

    Liên hệ với những văn phòng hướng nghiệp của cơ sở giáo dục hoặc trung tâm sinh viên. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin về những doanh nghiệp địa phương đang có nhu cầu tuyển dụng du học sinh.

    Các doanh nghiệp địa phương cũng đăng quảng cáo trên các bảng tin trường học và trong cửa hàng của họ. Hãy để ý tới những thông báo này.

    Nhờ đến sự giúp đỡ từ những người bạn hoặc kinh nghiệm của các anh chị đi trước.. Họ có thể biết một doanh nghiệp nào đó đang tuyển nhân viên và ít ra họ cũng sẽ cho bạn biết nếu họ thấy một công việc phù hợp với bạn.

    3. Công việc làm thêm ngay trong trường học
    Làm thêm ở trường đồng nghĩa với việc bạn được nhà trường linh động trong giờ giấc, thuận tiện việc đi lại cũng như đảm bảo được quyền lợi “lao động”. Những công việc này vừa chính thống, vừa giúp bạn có thêm thu nhập và có điều kiện được học hỏi thêm nhiều kiến thức từ thầy cô, xây dựng mối quan hệ tốt với giáo viên, cán bộ trường.

    Bên cạnh các công việc “hàn lâm” như trợ giảng cho các giáo sư, nhà trường và khu học xá cũng thường có các công việc làm thêm thú vị dành cho sinh viên. Chẳng hạn như:

    Rửa chén bát ở căng tin trường
    Làm việc ở phòng thí nghiệm
    Làm đại sứ trường học
    Có những công việc mang tính tình nguyện như: viết cho tờ báo nội bộ của trường sẽ được tính vào tín chỉ.
    Hầu hết các công việc làm thêm ngoài giờ học sẽ mang lai cho bạn một mức lương hợp lí. Ngoài mang lại cho bạn những lợi ích trước mắt (tiền lương, các bữa ăn miễn phí), những công việc này chắc chắn cũng sẽ đem đến cho bạn các vốn sống thú vị.

    Cách thức tìm kiếm: Những công việc này chỉ giới hạn số lượng nên mức độ cạnh tranh cao, ngay từ khi bắt đầu học, bạn nên tạo mối quan hệ tốt với nhà trường và có bảng thành tích tốt sẽ là lợi thế cho bạn khi apply công việc này.
    Mức lương cho những công việc này dao động từ 10 USD đến 20 USD/h tùy vào từng công việc cụ thể.

    Tóm lại, có rất nhiều công việc làm thêm dành cho các du học sinh. Các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng công việc, tránh rơi vào cảnh bị “chèn ép”. Và hãy luôn nhớ, việc làm thêm chỉ là việc phụ, việc học của bạn mới là việc chính. Đừng đặt nặng vấn đề tiền bạc mà ảnh hưởng tới việc học.

  • Con đường mới, lựa chọn mới khi du học Áo là gì

    Áo hiện là nơi theo học của 239.000, trong đó có hơn 20000 sinh viên đại học, 7750 sinh viên theo học tại các trường nghệ thuật và gần 10000 sinh viên tại các trường Fachoschchul, sinh viên quốc tế tại Áo chiếm 13% tổng số sinh viên.. Các sinh viên nữ chiếm tỉ lệ cao trong các ngành học như xã hội nhân văn, dược, văn hoá… trong đó sinh viên nam tập trung nhiều ở các ngành công nghệ và truyền thông.
    Du học Áo và những điều cần biết
    Du học châu Âu ngày càng phát triển, bên cạnh những nền giáo dục tiêu biểu như Anh, Pháp, Đức, các những nền giáo dục mới đáp ứng tốt nhu cầu học tập nghiên cứu cũng vẫn luôn được săn đón – du học Áo. Áo là một quốc gia không chỉ phát triển về nền kinh tế, nổi tiếng với những công trình kiến trúc kì vĩ, tiêu biểu cho châu Âu mà còn có nền giáo dục lâu đời nhất của châu Âu. Trong bài viết này, hãy cùng Amec tìm hiểu về du học Áo và những chi phí cần thiết nhé!

    Các loại hình đào tạo tại Áo
    Trước thế kỉ 19, chương trình giáo dục tại Áo có 3 loại hình: giáo dục chung, đào tạo nghề và trường đào tạo giáo viên. Áo đồng thời là một trong các nứơc có nền giáo dục phổ cập sớm nhất thế giới với thời gian phổ cập là 8 năm.

    Hệ thống giáo dục hiện đại của Áo hiện duy trì trương trình phổ cập này, tuy nhien thay đổi về thời gian phổ cập: 9 năm, trong đó có 4 năm đầu ( 6-10 tuổi) là bậc học sơ cấp, 10-14 tuổi là bậc trung cấp và nếu không có ý định theo đuổi chương trình giáo dục cao hơn, những học sinh tốt nghiệp trung cấp có thể theo học những khoá đào tạo nghề để chuẩn có thể sớm bước vào thị trường lao động.

    Sinh viên Áo
    Áo hiện là nơi theo học của 239.000, trong đó có hơn 20000 sinh viên đại học, 7750 sinh viên theo học tại các trường nghệ thuật và gần 10000 sinh viên tại các trường Fachoschchul, sinh viên quốc tế tại Áo chiếm 13% tổng số sinh viên.. Các sinh viên nữ chiếm tỉ lệ cao trong các ngành học như xã hội nhân văn, dược, văn hoá… trong đó sinh viên nam tập trung nhiều ở các ngành công nghệ và truyền thông.
    668x445xstudenten-1024x682-jpg-pagespeed-ic-j8qsthzf9n

    Chi phí du học
    Mặc dù Áo thuộc các nước giàu nhất trên thế giới, chi phí chung tại đây không quá cao so với các nước châu Âu khác.

    Chỗ ở
    Tùy thuộc vào các thành phố và địa điểm du học của bạn, giá cả sẽ có những chênh lệch rõ rệt, chẳng hạn, một ngôi nhà tại Vienna chắc chắn sẽ có giá thuê đắt hơn ở các thị trấn nhỏ, thông thường, chi phí cho chỗ ở tại Áo là €250 – 350.

    Thực phẩm
    Áo có nhiều siêu thị giảm giá chuyên cung cấp thực phẩm với giá cả hợp lý. Các mensa (nhà hang tự phục vụ) tại nhiều trường đại học cũng cung cấp cho sinh viên những bữa ăn ngon với giá dễ chịu, tuy nhiên cách tiết kiệm chi phí nhất chính là bạn tự mình nấu ăn. Chi phí bạn bỏ ra hang tháng co thực phẩm ước tính vào khoảng €240.

    Tổng chi phí sinh hoạt tại Áo
    Giá trung bình cho một số loại đồ ăn, thức uống:

    Cà phê / trà: €3
    Sandwich: €3,50
    Ăn tối tại một nhà hàng sinh viên: €10
    Đi lại, giải trí: €290
    Vé tàu điện ngầm hoặc xe buýt (nội thành): €2,10
    Là một sinh viên, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi về giá, ví dụ như: ưu đãi khi tham gia giao thông công cộng, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát và các địa điểm văn hóa khác có các chương trình giảm giá cho sinh viên khi xuất trình thẻ sinh viên của bạn.

    Chi phí sinh hoạt trung bình tháng tại Áo vào khoảng €850-1,000, tuy nhiên còn tùy thuộc vào địa điểm học tập, sinh hoạt và cách bạn chi tiêu. Hãy nhớ tiêu tiền một cách hợp lý để có thể trải nghiệm hết mức cuộc sống tươi đẹp tại đây, nhưng cũng không bị rơi vào cảnh túng thiếu vào cuối tháng, bạn nhé!

  • Hành trình du học Áo và những điều cần biết

    Các trường đại học tại Áo dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau khi quyết định cấp giấy nhập học cho sinh viên nước ngoài. Nhưng bạn hãy yên tâm, cơ hội học tập tại Áo luôn luôn được mở rộng. Rất nhiều ngành học không giới hạn số lượng, bạn có thể dễ dàng đăng kí online và nhận được thư mời nhập học.

    Du học Áo trong những năm gần đây không còn quá mới mẻ với du học sinh Việt nữa bởi lẽ việc học tập tại 1 trường đại học tại Áo bây giờ không chỉ giới hạn giành cho sinh viên Đức và sinh viên các nước châu Âu mà ngay đối với sinh viên Việt nam, cánh nửa này đang mở ra rất nhiều cơ hội học tập và làm việc với chi phí hợp lí nhưng chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo châu Âu. Vậy bạn cần chuẩn bị kiến thức gì để bắt đầu hành trình du học Áo, hãy cùng Amec khám phá một cách ngắn gọn và dễ hiểu qua bài viết sau nhé.

    autr-mmap-md-1024x721

    1. Hệ thống giáo dục tại Áo:
    Tại áo bạn có thể học tập tại 4 loại trường đại học khác nhau:

    Trường đại học tổng hợp và trường đại học nghệ thuật (Universität und Kunstuniversität)
    Trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhoschulen)
    Trường đại học sư phạm (Pädagogische Hochschule)
    Trường đại học dân lập (Privatuniversität )
    Áo có 22 trường đại học công lập, 21 trường đại học khoa học ứng dụng và 12 trường đại học dân lập.

    2. Cơ hội để bạn nhận được một suất học tại các trường đại học tạo Áo:
    Các trường đại học tại Áo dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau khi quyết định cấp giấy nhập học cho sinh viên nước ngoài. Nhưng bạn hãy yên tâm, cơ hội học tập tại Áo luôn luôn được mở rộng. Rất nhiều ngành học không giới hạn số lượng, bạn có thể dễ dàng đăng kí online và nhận được thư mời nhập học. Tuy nhiên, đối với một số chuyên ngành hot thì quy trình sẽ phức tạp hơn, bạn sẽ cần đáp ứng các yêu cầu của trường đại học để được chấp nhận theo học tại đây.

    Hãy lấy một ví dụ cụ thể tại Linz: Trường đại học Johannes kepler cung cấp cho các chuyên ngành xã hội và kinh tế học 252 vị trí cho bậc đại học và 702 vị trí cho bậc thạc sĩ. Trong thời gian từ 01.03 đến 15.05 sinh viên phải đăng kí online ngành học trên website của trường. Đến ngày 10.6 các bạn sẽ phải gửi cho trường 1 bức thư động lực và cho đến 7.7 sẽ trải qua kì thi viết. Trong kì thi viết này, trường sẽ kiểm tra các kiến thức cơ bản của bạn về kinh tế, toán và thông kế. Và sau đó, kết quả thi sẽ được thông báo và giấy báo nhập học sẽ được gửi đến sinh viên vào ngày 04.09.

    3. Ngôn ngữ giảng dạy
    Đức và Áo sử dụng chung ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng đức nên tất nhiên các trường sẽ giảng dạy bằng tiếng Đức rồi, chỉ có một số ít ngành học được giảng dạy bằng tiếng anh .

    4. Chương trình đào tạo
    Chương trình học và thời gian học của bậc đại học và thạc sĩ tại đức và áo là tương đương nhau.

    5. Mức học phí trung bình tại Áo:
    Trong khi sinh viên châu Âu theo học tại các trường đại học của Áo không cần phải đóng học phí thì sinh viên các nước khác cần phải đóng 1 mức học phí nhất định. Như tại trường đại học Vienna, học phí 382 Euro/ kì học, vé tàu xe 75 Euro/ kì học, bảo hiểm 50 Euro/ kì học.

    6. Chi phí sinh hoạt khi học tập tại Áo:
    Áo không phải một đất nước quá đắt đỏ. Tuy nhiên chi phí sinh hoạt so với mức trung bình của châu Âu cao hơn khoảng 7% và so với Đức là đắt đỏ hơn 1,5% (cao hơn so với mức trung bình chung của châu âu). Nhưng so với các nước được sinh viên yêu thích khác như Hà Lan , Thụy Điển , Na Uy và Pháp ( Niederlanden, Schweden, Norwegen oder Frankreich ) chi phí sinh hoạt ở áo vẫn được coi là rẻ hơn .

    Về mặt cơ bản việc học tập tại Áo có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình học tập và sinh sống tại đức. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong những bài viết tiếp theo.

  • Nên chọn du học Áo bởi những lý do nào

    Học phí tại Áo khoảng 363.36 Euro/kỳ. Lệ phí này được miễn cho những học sinh đến từ các nước trong khối EU / EEA & Thụy Sĩ. Đối với trường Đại học Khoa học ứng dụng,lệ phí cũng được đặt ở 363,36 € cho mỗi học kỳ và không có diện miễn phí. Những trường đại học tư sẽ có mức học phí cao hơn.

    I. Thông tin quan trọng du học sinh cần biết về du học Áo
    Nếu bạn đã từng trải qua quá trình đi đên quyết định đi du học Áo thì chắc hẳn câu hỏi “Vì sao nên đi du học Áo?” rất dễ dàng để trả lời. Là trung tâm của Châu Âu, Áo là quốc gia có lịch sử lâu đời về nghệ thuật, văn hóa, văn học và triêt học. Thuật ngữ “Thành phố đẹp nhất” được dành cho thủ đô của Áo – nơi quy tụ 9 Di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận bao gồm: Trung tâm Salburg’s, Trung tâm Vienna và vườn lâu đài Schönbrunn. Tiếp giáp với 8 quốc gia khác nhau, Áo được coi là trung tâm giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nước: Hungary, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Ý. Với kinh đô âm nhạc là thủ đô Vienna, đây là điểm đến lý tưởng của những ai muốn dạo trên các con phố của các huyền thoại âm nhạc như: Beethoven, Schubert, Mozard và Freud. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều lý do khác nhau để các sinh viên quốc tế đến du học tại Áo.

    austria

    II. Nền giáo dục tiên tiến
    Hệ thống trường đại học ở Áo thừa hưởng chương trình đào tạo Bologna trong nền giáo dục đại học châu Âu. Với hơn 39 trường đào tạo công lập, tư nhân, cùng đội ngũ giáo viên xuất sắc, du học tại Áo đem lại cho sinh viên những kinh nghiệm quý báu trong một hệ thống giáo dục đại học hiện đại quốc tế. Sinh viên quốc tế học tập tại Áo có cơ hội để nghiên cứu trong các trường đại học chuyên ngành. Bên cạnh việc lựa chọn các trường đại học lâu đời sinh viên có thể học tập tại các trường đại học như trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Khoa học Ứng dụng hoặc trường Đại học Nghệ thuật. Mỗi trường cho phép công dân và sinh viên quốc tế tại Áo có thể chọn một chương trình học tập trung vào giáo dục chuyên nghiệp theo định hướng sau đây :

    Chương trình đào tạo Cử nhân 3 năm
    Chương trình Thạc sỹ 1-2 năm
    Chương trình học bắt buộc
    Chương trình thực tập
    Cả nhân và chứng chỉ Sư phạm
    Mặc dù có những chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng vẫn có một số bằng chứng về trình độ tiếng Đức. Nếu bạn quan tâm đến ngôn ngữ của Đức thì sau khi hoàn thành khóa học có thể nghiên cứu ở Áo là một gợi ý.

    III. Cuộc sống và học tập tại Áo
    Austria

    Một năm học tại Áo chia làm 2 kỳ: màu đông và mùa hè. Năm học bắt đầu từ ngày 1-10 và kết thúc vào tháng 9 của năm sau.

    Học phí tại Áo khoảng 363.36 Euro/kỳ. Lệ phí này được miễn cho những học sinh đến từ các nước trong khối EU / EEA & Thụy Sĩ. Đối với trường Đại học Khoa học ứng dụng,lệ phí cũng được đặt ở 363,36 € cho mỗi học kỳ và không có diện miễn phí. Những trường đại học tư sẽ có mức học phí cao hơn.

    The Austrian Exchange Service (OeAD) là là nguồn lực chính cho những sinh viên đang tìm kiếm nhà ở. Tổ chức này sẽ cung cấp sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm nhà ở cho sinh viên trong căn hộ và ký túc xá. Văn phòng quốc tế tại mỗi trường đại học là một gợi ý cho những sinh viên quan tâm đến việc tìm kiếm khách sạn tư nhân. Mức chi phí sinh hoạt hàng tháng sinh viên dao động từ € 710 đến € 800 một tháng bao gồm chỗ ở, thực phẩm, nghiên cứu, và các chi phí cá nhân.Chi phí học tập thấp, tập trung vào việc phát triển tiếng Đức, các chương trình đại học đa dạng, cảnh quan và văn hóa phong phú đó là câu trả lời cho câu hỏi: ” Tại sao nên du học tại ở Áo? “

  • Sau khi tốt nghiệp tại Đức cơ hội việc làm liệu có khả quan

    Nước Đức là một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu với nhiều công việc sẵn có thuộc mọi lĩnh vực. Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp, cơ hội để bạn ở lại Đức làm việc là không quá khó khăn, nhất là đối với các ngành ở Đức hiện đang thiếu hụt nhân lực như: Công nghệ Thông tin và Khoa học, Dược, Kĩ thuật.
    Đức là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất với chất lượng đào tạo thuộc Top đầu và bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Đức là một trong những đất nước an toàn nhất thế giới về sự ổn định chính trị và an ninh xã hội. Thuộc số những nước có mức sống cao nhất thế giới, tại Đức, bạn cũng sẽ được hưởng một chế độ bảo hiểm y tế tuyệt vời.

    Chính vì vậy, du học Đức với nhiều ưu thế không chỉ là niềm mong ước của nhiều sinh viên Việt Nam mà còn là sự lựa chọn khôn ngoan của rất nhiều sinh viên đến từ châu Âu và các nước khác nhau.

    Vậy sau khi tốt nghiệp thì sẽ thế nào? Trong bài viết dưới đây, AMEC sẽ cho các bạn biết về cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Đức và làm thế nào để có được một việc làm tốt tại Đức sau tốt nghiệp.
    viec-lam-tai-duc

    1. Cơ hội việc làm tại Đức
    Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lớn thứ tư Thế giới (theo báo cáo mới nhất của World Bank), góp phần giúp cứu trợ các nước trong khu vực, Đức có một thị trường việc làm sôi động.

    Nước Đức là một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu với nhiều công việc sẵn có thuộc mọi lĩnh vực. Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp, cơ hội để bạn ở lại Đức làm việc là không quá khó khăn, nhất là đối với các ngành ở Đức hiện đang thiếu hụt nhân lực như: Công nghệ Thông tin và Khoa học, Dược, Kĩ thuật.

    Sau khi tốt nghiệp sinh viên có rất nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Đức và chính phủ tạo điều kiện gia hạn visa cho sinh viên. Hiện tại có 500 Công ty lớn nhất thế giới có mặt ở Đức trong tổng số 45.000 công ty nước ngoài.

    Cơ hội việc làm ở phía Tây và phía Nam của nước Đức nhiều hơn hẳn, do đây là nơi tập trung các trụ sở, nhà máy của các tập đoàn lớn.

    Mức lương thì tùy thuộc vào việc bạn sống ở vùng nào trên nước Đức. Khu vực giàu có nhất là Hamburg, Bremen, Hesse, Baden-Wurttemberg.

    Sinh viên mới ra trường có việc làm chính thức ở Đức có mức lương từ khoảng EUR 2000-3000 / tháng. Đối với người có kinh nghiệm khoảng 4-5 năm, trình độ cao, lương sẽ khoảng EUR 4000-5000 / tháng hoặc cao hơn.

    Các ngành nghề có cơ hội làm việc cao:

    Bác sĩ, dược sĩ, bác sỹ nha khoa
    Chuyên viên cố vấn, xã hội, giáo dục, xã hội công nhân, xã hội, chăm sóc, nhà trẻ
    Kế toán, kiểm toán, Bộ phận quản lý, Tổng Giám đốc
    Cố vấn tiêu dùng
    Trợ lý kỹ thuật, nghiên cứu sinh học. vật lý, hóa học
    Thư ký trong ngành Ngân hàng, bảo hiểm,
    Y tế, dược phẩm-trợ lý kỹ thuật
    Thiết kế trang trí nội thất
    Thợ cơ khí
    Thông dịch viên, thư viện, các nhà báo, Thông dịch viên, thư viện, các nhà báo, archivists, chuyên gia bảo tàng , chuyên gia bảo tàng
    Thợ lắp điện, sửa chữa điện tử
    Kỹ sư
    Chuyển tiếp đại lý, môi giới, tài sản, quản lý, chuyên gia quảng cáo
    Luật sư và luật sư, tòa án
    Giáo viên, Giảng viên
    Đầu bếp
    Thu ngân, kế toán, công ty khoa học, xử lý dữ liệu
    2. Làm thế nào để có được một công việc tốt tại Đức?
    Sinh viên đến từ các nước không thuộc EU được phép ở lại Đức tối đa 18 tháng sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm việc làm. 18 tháng trôi qua rất nhanh, đó là thời gian quan trọng để bạn bắt đầu tìm kiếm việc làm trong học kỳ cuối cùng trước khi bạn lấy bằng, hoặc ít nhất là 4 tháng sau khi bạn hoàn thành việc học. Để làm được điều đó, ban cần biết tận dụng mọi cơ hội xung quanh mình, thậm chí hải tự tạo cơ hội cho chính bản thân mình.

    Tìm kiếm thông tin
    Website tìm việc:

    Stepstone:de
    Monster:de
    Xing:com
    Mein Stadt: meinestadt.de
    Job Scout 24: de
    Hội chợ và hội thảo việc làm

    Hội chợ và các hội thảo dành cho sinh viên tốt nghiệp là một cách lý tưởng để có được thông tin và địa chỉ liên lạc mới. Thông tin về hội chợ thường được đăng trên bảng thông báo.

    Trung tâm Hướng nghiệp

    Thành thạo tiếng Đức
    Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ được nói nhiều nhất trong liên minh châu Âu (EU) và một trong mười ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới. Khả năng trúng tuyển việc làm của bạn sẽ rất thấp nếu bạn không nói được tiếng Đức. Chính vì vậy, bạn nên tận dụng tối đa cơ hội tham gia khóa học tiếng Đức trong khi đang học trong trường.

    CV và phỏng vấn
    – Cố gắng tạo sự khác biệt trong hồ sơ và nộp hồ sơ càng sớm càng tốt

    – Bằng cấp là điều kiện cần để được xét, nhưng thật sự không quá có ý nghĩa trong việc bạn có được nhận hay không. Điều quan trọng là bạn cần có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, hãy làm cho những kinh nghiệm bạn có thật nổi bật trong CV.

    – Đến sớm trong buổi phỏng vấn. Người Đức vốn nổi tiếng trong việc đúng giờ

    Cuối cùng và quan trọng nhất, bạn cần luôn giữ thái độ tích cực: hãy luôn tự tin, chăm chỉ học hỏi và tin vào giá trị của bản thân mình nhé!

  • Khi du học Áo 2016 -2017 bạn thường mắc phải những thắc mắc gì

    Tại Áo không có yêu cầu về thủ tục thẩm tra Aps hoặc phỏng vấn Aps. Các bạn sinh viên chỉ cần đạt được các điều kiện đầu vào trên và chứng minh được trình độ tiếng Đức là đủ điều kiện du học Áo. Điều quan trọng là bạn chú ý là bạn chỉ được chọn ngành học ở Áo trong cùng nhóm ngành bạn học ở Việt nam.
    Áo là một trong số các quốc gia châu Âu có chất lượng đào tạo ở mức cao. Theo như bảng xếp hạng của “Times Higher Education World Reputation Ranking” không có trường đại học nào ở Áo nằm dưới top 100 trong so sánh với các quốc gia khác trong châu lục . Thời gian gần đây du học Áo trở thành một điểm đến mới cho các bạn du học sinh yêu thích ngôn ngữ Đức và cũng là một cứu cánh cho các bạn muốn đi du học Đức nhưng không đủ điều kiện đầu vào.

    Nhưng việc làm hồ sơ hay tìm kiếm thông tin ban đầu là không dễ dàng. Bài viết này cập nhật một số câu hỏi mà các bạn sinh viên hay thắc mắc cũng như các giải đáp ban đầu:

    map-of-europe-best-universities-in-europe-2016

    Câu 1: Điều kiện du học Áo như nào?

    Chương trình học đại học tại Áo: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và có giấy báo nhập học của một trường đại học tại Việt nam hoặc bạn đang học đại học ở việt nam.

    Chương trình học thạc sĩ tại Áo: Các bạn sinh viên đã tốt nghiệp đại học và có giấy báo nhập học vào chương trình thạc sĩ của 1 trường đại học (là một lợi thế) .

    Chương trình tiến sĩ Áo: các bạn sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đại học 4 năm(diplom), chương trình Master hoặc tương đương

    Câu 2: Học ở Áo có phải thi Aps và tuyển sinh như bên Đức không?

    Tại Áo không có yêu cầu về thủ tục thẩm tra Aps hoặc phỏng vấn Aps. Các bạn sinh viên chỉ cần đạt được các điều kiện đầu vào trên và chứng minh được trình độ tiếng Đức là đủ điều kiện du học Áo. Điều quan trọng là bạn chú ý là bạn chỉ được chọn ngành học ở Áo trong cùng nhóm ngành bạn học ở Việt nam.

    Ví dụ bạn học chuyên ngành kinh tế ở Việt nam thì bạn không đủ điều kiện để đăng kí ngành liên quan đến kĩ thuật ở bên Áo.

    Việc xét duyệt hồ sơ của Áo tùy thuộc vào từng kì sẽ dựa vào số lương đăng kí và trình độ học vấn của sinh viên. Nếu số lượng quá đông so với số lượng chỗ học trường cung cấp trường có thể mở thêm cuộc thi chọn lọc đầu vào.

    Câu3: Du học Áo có mất học phí không?

    Chính phủ Áo chưa hoàn toàn ban hành luật miễn học phí như tại Đức. Không chỉ sinh viên nước ngoài mà sinh viên bản địa cũng phải đóng một mức học phí nhất định cho từng kì học.

    Các loại phí cơ bản mà bạn phải đóng:

    Phí quản lý sinh viên (Öh Beitrag) 18,70 euro/ học kì
    Học phí: 726, 72 Euro/ Học Kỳ áp dụng cho sinh viên ngoài khối châu âu
    Câu 4: Quy trình nộp hồ sơ du học Áo như nào?

    Bước 1: Mở 1 tài khoản online tại trang đăng kí học của trường và cung cấp các thông tin cá nhân và tải các giấy tờ học vấn cũng như các giấy tờ liên quan đã được Scan .

    Bước 2: Gửi bản cứng giấy tờ học vấn và đơn đăng kí học đến phòng quản lý sinh viên của trường.

    Thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài đến 12 tuần.

    Kết quả được thông báo qua Email và đường bưu điện.

    Bước 3: Sau khi đã có giấy báo nhập học bạn có thể tiến hành làm thủ tục xin giấy phép cư trú và xin visa được rồi.

    Thời gian chờ xét duyệt hồ sơ có thể kéo dài từ 3-6 tháng.

    Câu 5: Bên Áo có mấy kì học và khi nào có thể nộp hồ sơ du học?

    Trường đại học ở Áo có 2 học kì chính một năm:

    Học kỳ mùa hè: tùe T3- T6
    Học kỳ mùa đông: T9 – T11
    Hạn đăng kí học cho học kì mùa hè là 1.2 và hạn đăng kí cho học kì mùa đông 1.9

    Câu 6: Yêu cầu về trình độ tiếng để nhập học tại Áo như nào?

    Đa số các trường đại học ở Áo yêu cầu trình độ tiếng Đức tối thiểu là B2 để có thể học trực tiếp vào chương trình đại học của Áo. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải chứng minh trình độ tiếng ngay từ lúc xin trường, vì các trường đại học ở Áo cho bạn cơ hội sang đây học để đạt đến trình độ tiếng B2/C1 trước khi bắt đầu chương trình đại học chính quy.

    Câu 7: Bạn cần bao nhiêu thời gian để học tiếng ở Áo?

    Áo cho phép sinh viên quốc tế trong vòng tối đa 2 năm học và thi được trình độ tiếng Đức B2/C1. Việc học tiếng này tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ của từng bạn có thể rút ngắn hơn.

    Câu 8: Có thể học tiếng ở đâu tại Áo và học phí có đắt không?

    Bạn có tham gia khóa học tiếng tại trường đai học hoặc các trung tâm dạy tiếng bên ngoài. Tùy thuộc vào trung tâm bạn lựa chọn sẽ có các mức học phí khác nhau.

    Ví dụ cụ thể chương trình học tiếng tại thủ đô Wien: tại đây có 3 trung tâm học tiếng cho du học sinh nước ngoài:

    – Trung tâm dạy tiếng ÖOG tại đây các khóa học được mở thường xuyên nên việc đăng ký nhanh và đơn giản. Chi phí mỗi khóa học: 1150 euro/ Khóa

    – Trung tâm dạy tiếng tại đại học Wien: bạn đăng kí học theo 2 học kì mỗi học kì là 860 euro. Mỗi kì kéo dài từ 4 đến 5 thánhg và chỉ có thể đăng ký trong khoảng thời gian nhất định ( 24/9 – 5/10 hoặc 28/1 – 7/3)

    – Trường dự bị đại học VWU: Mỗi khóa kéo dài 1 học kỳ như học ở ĐH và chỉ có thể đăng ký trong khoảng thời gian nhất định. Học phí: 1150 euro/ khóa

    Câu 9: Vấn đề nhà ở và chi phí thuê nhà như thế nào?

    Bạn có thể ở kí túc xá hoặc thuê nhà riêng khi sang bên Áo. Việc thuê nhà riêng là khá khó và cần một sự may mắn nhất định để chủ nhà có thể chọn mình vì số lượng người thuê nhà là khá lớn. Ngoài ra bạn cần phải đặt cọc tiền nhà khoảng 2 tháng.

    Thông tin về nhà ở bạn có thể truy cập vào trang chủ của công ty quản lý nhà Oead OeAD-Wohnraumverwaltung.

    Chi phí thuê nhà trung bình là 400 euro/ tháng.

    Câu 10: Sinh viên nước ngoài có được phép đi làm thêm không?

    Sau khi đã sang Áo và bạn nhận được thẻ cư trú và có chứng nhận đã đóng bảo hiểm, là bạn được phép đi làm.

    Sinh viên bậc đại học có thể đi làm 10 tiếng/tuần còn sinh viên bậc thạc sĩ 20 tiếng/ tuần.

    Các công việc sinh viên hay lựa chọn: bán hàng tại siêu thị, ở các quán ăn, nhà hàng khách sạn hoặc đi làm phiên dịch và gia sư.

    Câu 11:Chương trình học ở Áo kéo dài bao lâu?

    Chương trình bậc đại học tại Áo: kéo dài 3- 4năm

    Chương trình thạc sĩ: kéo dài 2 năm

    Câu 12: Chi phí sinh hoạt ở Áo có đắt không?

    Chi phí sinh hoạt một tháng ở Áo trung bình là 500-700 euro/ tháng. Chi phí này đã bao gồm tiền phí bảo hiểm, chi phí ăn uống , tiền nhà và các sinh hoạt phí khác. Mức Chi phí này còn tùy thuộc vào khả năng chi tiêu và mức sinh hoạt của từng bạn.

    Câu 13:Sinh viên nước ngoài có dễ hòa nhập vào cuộc sống ở Áo không?

    Giống như bất kỳ các quốc gia châu Âu khác, cuộc sống tại Áo văn minh con người thân thiệt và đặc biệt người Áo rất tuân thủ pháp luật. Sinh viên ngoại quốc cần trang bị cho mình kiến thức tối thiểu truóc khi đi du học để không vi phạm luật pháp tại đây vì nếu không thì trong trường hợp vi phạm thì phí phạt và hình thức phạt tương đương cũng khá cao.

    Không giống như ở việt nam các cửa hàng công ty ở bên Áo sẽ đóng của vào lúc 8h tối và vào ngày chủ nhật, nên bạn cần sắp xếp thời gian để mua các đồ vật dụng cần thiết: đồ ăn,…

    Ngoài ra tại đây cũng có rất nhiều lễ hội văn hoa và các chương trình vui chơi cuối tuần. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động này để có thể dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống ở đây và cũng làm tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ.

  • Những điều cần biết khi du học Áo về giấy phép cư trú cơ hội việc làm

    Nếu bạn muốn trong quá trình học tập của mình có cơ hội tìm kiếm việc làm cá nhân hoặc để tăng khả năng thăng tiến trong công việc, bạn có thể tìm đến các trung tâm trợ giúp việc làm tại các Uniport của trường đại học. Nơi đây bạn sẽ được tư vấn về định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm công việc phù hợp và tìm kiếm chỗ thực tập cũng như định hướng trong việc xây dựng sự nghiệp.

    Áo là quốc gia có điều kiện sống và phúc lợi xã hội khá cao cũng như có nhiều ưu đãi về việc làm cho sinh viên quốc tế trong so sánh với các quốc gia Châu Âu khác, chính vì thế có rất nhiều du học sinh từ các quốc gia khác nhau muốn chọn đây là điểm đỗ cho con đường học vấn của mình. Vậy chính sách việc làm và các loại giấy phép cư trú nào đang tồn tại tại Áo và điều kiện xin giấy phép cư trú này như thế nào. Bài viết sau hy vọng mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về vấn để được nhiều người yêu thích này nha!
    585x390xdu-hoc-ao-jpg-pagespeed-ic-f7beetxa-k

    Đại học và việc làm thêm
    Sinh viên nước ngoài tại Áo có rất nhiều nguồn để đảm đủ điều kiện tài chính trong quá trình học tập tại Áo như các nguồn trợ cấp cho sinh viên hoặc các học bổng khác. Tuy nhiên phần lớn các sinh viên ngoại quốc bên cạnh việc học họ vẫn lựa chọn đi làm thêm đó như là một cơ hội để họ có thể kiếm thêm thu nhập và đồng thời cũng giúp tăng khả năng hòa nhập vào cuộc sống tại đây.Các công việc thông thường được phần lớn các sinh viên lựa chọn: dạy thêm, chăm sóc trẻ hoặc làm việc toàn thời gian. Thông tin về hợp đồng lao động, thuế, thời gian làm việc sinh viên có thể tham khảo thêm thông tin từ cơ quan lao động của thành phố…

    Việc làm cho sinh viên ngoài khối Eu/ Ewr?
    Khi bạn không thuộc nhóm công dân các nước Eu bạn có thể sử dụng sự trợ giúp trực tiếp từ dịch vụ tìm kiếm việc làm Arbeitsmarktservice (AMS) để tìm kiếm cơ hội việc làm trong quá trình học tập tại Áo. Bạn cũng nên chú ý đến giấy phép làm việc tại áo phù hợp với trường hợp cá nhân.

    Bạn có thể tìm được sự trợ giúp ở đâu trong việc tìm kiếm thông tin việc làm?
    Nếu bạn muốn trong quá trình học tập của mình có cơ hội tìm kiếm việc làm cá nhân hoặc để tăng khả năng thăng tiến trong công việc, bạn có thể tìm đến các trung tâm trợ giúp việc làm tại các Uniport của trường đại học. Nơi đây bạn sẽ được tư vấn về định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm công việc phù hợp và tìm kiếm chỗ thực tập cũng như định hướng trong việc xây dựng sự nghiệp.

    Thị thực, giấy phép cư trú và giấy phép lao động
    Theo quy định của luật pháp Áo, người ngoại quốc muốn có cơ hội làm việc tại áo cần phải có các loại giấy tờ cơ bản sau:

    Giấy phép cư trú hợp pháp(eine Aufenthaltsgenehmigung )
    Giấy phép lao động(eine Arbeitsbewilligung)
    Quy định này không áp dụng cho công dân các quốc gia trong khu vực kinh tế châu âu( EWR-Angehörige). Họ chỉ cần duy nhất một giấy đăng kí cư trú với sở ngoại kiều thành phố ( Anmeldebescheinigung ) khi họ ở lại Áo nhiều hơn 3 tháng.

    Giấy phép cư trú quan trọng nhất được thông qua ngày 1.07.2011 là “Rot-Weiß-Rot-Karte” giành cho lực lượng lao động chất lượng cao và cho thời gian lưu trú 1 năm. Giấy phép này có giá trị chỉ với một số nhà cung cấp lao động cụ thể . Với thẻ “Rot-Weiß-Rot-Karte” người sở hữu thẻ có cơ hội tại cuối thời điểm hợp động cũ có quyền được nhận thêm thẻ “Rot-Weiß-Rot-Karte plus“ cho một công ty khác. Sau 5 năm làm việc tại Áo công dân này có quyền đặt đơn xin thẻ cư trú vô thời hạn.

    Bên cạnh “Rot-Weiß-Rot-Karte“ kể từ ngày 01/07/2011 thẻ „Blaue Karte EU“ được thông qua giành cho chuyên gia nước ngoài với mức lương tối thiểu xác định trong so sánh gấp 1,5 lần thu nhạp trung bình của công dân áo. Kèm thêm giấy phép cư trú này là giấy phép lao động.

    Dân ngoại quốc muốn ở lại Áo cần một giấy phép cư trú trong thời gian tối đa là 1 năm với mục địch cụ thể ví dụ: học tập,…và theo quy định có thể gia han thẻ cư trú này được trong thời hạn của giấy phép cư trú. Giấy phép cư trú này chỉ được cấp kèm giấy phép lao động trong trường hợp các hoạt động này nằm trong quy đinh của luật lao động Áo.

    Công dân đến từ quốc gia thứ ba lao động trái phép tại Áo trong trường hợp bị phát hiện sẽ phải chịu hình phạt theo quy định và bị hạn chế cấp giấy phép cư trú trong vòng 10 năm.

    Sinh viên nước ngoài đang theo học tại Áo
    Học sinh và sinh viên nước ngoài dược phép làm việc tại Áo theo quy định sau:

    – Sinh viên bậc đại học được làm việc tối đa 10 giờ một tuần

    – Sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học được làm việc tối đa 20 giờ 1 tuần

    Sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp đại học tại Áo
    Sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp đại học tại Áo có cơ hội được đăng kí thẻ cư trú Rot-Weiß-Rot-Karte khi bạn tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo và cho công việc đó bạn nhận được mức lương phù hợp với trình độ học vấn. Mức lương này theo quy định ít nhất là 45% mức lương cơ bản ( theo thống kê năm 2016 là 2187euro/ tháng) thêm vào đó là các khoản phụ cấp khác.

    Đơn đăng kí thẻ cư trú này cần có sự kết hợp giữa cá nhân người gửi đơn và đơn vị cung cấp vị trí công việc này. Việc xem xét cấp thẻ cư trú có thể kéo dài đến 3 tháng dựa trên kết quả thẩm định của cán bộ chuyên môn trong so sánh với yêu cầu và khả năng cung ứng của thị trường lao động. Thẻ cư trú này có giá trị trong vòng 1 năm và trong thời gian này việc thay đổi công việc là không được chấp nhận.

    Thẻ xanh Die Blue Card cho công dân đến từ ngoài khối châu âu
    Theo quy định của luật pháp Áo về điều kiện nhập cảnh và cấp thị thực, lao động chất lượng cao đén từ các nước thứ ba sẽ được cấp thẻ xanh”Blaue Karte EU” . Với tấm thẻ này sẽ khuyến khích tính linh hoạt giữa đất nước mình và các quốc gia châu âu.

    Sinh viên nước ngoài đã có tối thiểu 3 năm đại học và tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Ngoài ra nhận được một mức lương 1,5 mức lương cơ bản cho một công việc toàn thời gian tại áo. Theo thống kê vào năm 2016 mức lương cả thuế một tháng là 4174 euro.

    Thẻ xanh có giá trị trong vòng 2 năm, ngoại trừ các hợp đồng lao động tại Áo trong các trường hợp khác thẻ sẽ chỉ có giá trị trong một thời gian ngán. Thẻ xanh này được người lao động nước ngôài và chủ lao động áo cùng đặt đơn tại sở ngoại kiều thành phố, và chỉ có giá trị cho một vị trí lao động nhát định. Chuyên gia sẽ đánh giá đơn xin thẻ cư trú này trong việc so sánh với các yêu cầu cũng như nhu cầu trong thị trường lao động. Thời gian xử lý đơn xin giấy phép cư trú này sẽ kéo dài cho đến 3 tháng.

  • Xét Visa Tây Ban Nha 2016 dựa trên những tiêu chí nào

    Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. ở Tây Ban Nha, có 2 thứ ngôn ngữ bạn có thể lựa chọn đó là: tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Khi xét visa du học, bạn có thể được phỏng vấn với ĐSQ, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh hoặc tiếng TBN. Chính vì thế, chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về ngoại ngữ là điều hoàn toàn cần thiết. AMEC khuyên bạn nên tranh thủ học tiếng TBN để có thể giao tiếp dễ dàng hơn khi du học, nên học khóa tiếng ngắn hạn để đạt trình độ A1 hoặc A2 TBN.

    Trượt visa du học là một trong những nỗi ám ảnh của các bạn du học sinh. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có chính sách visa khá dễ “thở” so với các quốc gia khác tuy nhiên vẫn phải tuân theo một số tiêu chí nhất định. Hãy cùng AMEC tìm hiều xem có gì mới trong tiêu chí xét visa Tây Ban Nha 2016 để chuẩn bị hồ sơ một cách kỹ lưỡng nhé.

    1. Lộ trình học tập rõ ràng
    Đây là phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin visa cũng như trong kế hoạch du học của mỗi sinh viên. Đây chính là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của học sinh nhằm đưa ra định hướng, kế hoạch sự nghiệp dự kiến, là căn cứ để đầu tư thời gian, tiền bạc, cơ hội của gia đình và cũng là căn cứ chủ yếu để đánh giá mục đích du học thực sự của cơ quan xét duyệt visa. Vì thế bạn nên trình bày trong hồ sơ của mình lộ trình học tập một cách hợp lý, liên tục, không bị gián đoạn để dễ dàng thuyết phục đại sứ quán Tây Ban Nha

    Ví dụ như: bạn có thể đăng ký học chương trình đại học tại Tây Ban Nha ngay sau khi bạn tốt nghiệp cấp 3 hoặc đang học năm nhất hoặc năm 2 đại học ở Việt Nam.

    visa-tay-ban-nha
    Visa Phạm Mĩ Linh – Visa thẳng ko cần phỏng vấn sứ quán
    2. Năng lực học tập
    Dù bạn chọn trường nào thì học lực cũng đều là tiêu chí hàng đầu để các trường lựa chọn sinh viên. Dựa vào đó, Đại Sứ Quán sẽ đánh giá được khả năng tiếp thu cũng như thích nghi với môi trường học tập mới và một thứ ngôn ngữ mới của bạn. Bởi lẽ học tập bằng một thứ ngoại ngữ đã không hề dễ dàng môt chút nào huống chi bạn phải tiếp thu bằng một thứ tiếng hoàn toàn xa lạ.

    3. Khả năng ngoại ngữ
    Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. ở Tây Ban Nha, có 2 thứ ngôn ngữ bạn có thể lựa chọn đó là: tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Khi xét visa du học, bạn có thể được phỏng vấn với ĐSQ, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh hoặc tiếng TBN. Chính vì thế, chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về ngoại ngữ là điều hoàn toàn cần thiết. AMEC khuyên bạn nên tranh thủ học tiếng TBN để có thể giao tiếp dễ dàng hơn khi du học, nên học khóa tiếng ngắn hạn để đạt trình độ A1 hoặc A2 TBN.

    *Lưu ý: Nếu có chứng chỉ Ielts, bạn đã nắm cho mình một lợi thế lớn để đạt đc Visa TBN rồi đấy nhé.

    4. Tài Chính
    Hồ sơ tài chính của bạn càng rõ ràng bao nhiêu, khả năng xin visa càng cao. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    – Sổ tiết kiệm: để càng lâu càng tốt, ko nên mở quá sát so với ngày dự kiến nộp visa với số tiền tối thiểu 400 triệu.

    – Xác nhận tài chính:

    + Trường hợp nếu bố mẹ làm công chức nhà nước thì bạn cần có hợp đồng lao động bảng lương rõ ràng, sao kê tài khoản ngân hàng nếu có.

    + Trường hợp có đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì bạn phải có đăng ký kinh doanh và biên lai đóng thuế đầy đủ.

    + Trường hợp nếu gia đình bạn có công ty cần có giấy phép kinh doanh, biên lai thuế, báo cáo tài chính trong năm gần nhất.

    5. Kế hoạch sau khi học xong
    Học sinh, sinh viên thường không chắc chắn lắm về tương lai của mình, tuy nhiên, nếu bạn tỏ ra thiếu chắc chắn về kế hoạch học tập, ăn ở của bản thân tại Tây Ban Nha thì trong đa số các trường hợp, ĐSQ có thể nghĩ rằng bạn muốn đến Tây Ban Nha vì lý do khác hơn là để học tập, vì vậy, bạn cần lên kế hoạch tương lai cho bản thân.

    Bạn phải chứng minh sau khi học xong bạn sẽ quay về Việt Nam để làm vệc. Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.

    6. Chọn ngành và trường phù hợp
    Đây là một trong những yếu tố có ảnh hướng đến quyết định xét Visa của ĐSQ. Chẳng hạn bạn chọn trường có mức học phí quá thấp hay ngành học không phù hợp với lộ trình học thì visa của bạn có thể bị đánh trượt.

    Ví dụ bạn học ngành Luật ở Việt Nam nhưng lại sang TBN học Du lịch thì ĐSQ sẽ hoài nghi mục đích sang TBN học của bạn.

  • Đối với sinh viên nữ tại Áo nên lựa chọn chuyên ngành học như thế nào

    Theo Unger: Thông thường nữ giới lựa chọn các chuyên ngành thông dụng, những chuyên ngành thường được nhiều người chọn. Chính vì thế nảy sinh một vấn đề: mặc dù nam giới và nữ giới có cùng các thế mạnh và cơ hội như nhau và chịu tác động như nhau nhưng chính vì phụ nữ thường chỉ chọn những chuyên ngành thông thường nên họ cũng bị chịu nhiều ảnh hưởng hơn.

    Vì nhiều lý do trong đó có lựa chọn ngành học, thu nhập của phụ nữ trong thị trường lao động luôn ở mức thấp hơn so với đồng nghiệp nam giới và họ cũng thường bị đặt ra nhiều rào cản trong việc lựa chọn ngành học.

    Tại Wien các sinh viên nữ sử dụng nhiều thời gian của họ cho việc học tập và chính vì thế họ học nhanh hơn và có nhiều cơ hội được học tập ở nước ngoài cũng như tốt nghiệp thường xuyên hơn so với các sinh viên nam trong cùng ngành. Tuy nhiên họ lại thường lựa chọn nhiều chuyên ngành thông thường hơn, họ cũng không quá đầu tư vào chương trình sau đại học sau khi họ đã có được bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên và đồng nghĩa với đó thu nhập của họ cũng ít hơn so với so sánh. Thực tế này đã được chỉ ra trong báo cáo điều tra xã hội học vào hôm thứ ba về thực trạng của sinh viên nữ.

    Vào học kì mùa hè năm 2011 một cuộc điều tra Online đã được đại diện bộ khoa học của viện nghiên cứu cấp cao IHS thực hiện tại tất cả các trường đại học công lập, trường đại học khoa học ứng dụng và truòng đại học sư phạm. Tại cuộc điều tra này đã có 44.000 sinh viên tham gia.
    hoc-tap-tai-ao

    Theo kết quả của cuộc điều tra 54% sinh viên tại các trường đại học tại áo là sinh viên nữ. Ngẫu nhiên đây được coi là một trong số những tỉ lệ cân bằng tại Châu Âu. Tác giả của cuộc điều tra Martin Unger khẳng định.

    1. Sinh viên nữ thường học những ngành nhân văn
    Đáng chú ý có một sự khác biết về lựa chọn ngành học phụ thuộc vào giới tính: trong các chuyên ngành liên quan đến đào tạo và giảng dạy tỉ lệ sinh viên nữ đạt 74%, trong các ngành về nhân văn học và nghệ thuật tỉ lệ này 67%, ngoài ra các chuyên ngành về nông nghiệp và thú y 65% và trong các chuyên ngành về sức khỏe và công việc công đồng là 63%. Ngược lại chỉ có 27% sinh viên nữ trong nhóm ngành kĩ sư/ sản xuất/ xây dựng, trong các ngành khoa học xã hội, toán và công nghệ thông tin tỉ lệ này chỉ là 35%. Tuy nhiên ngay cả trong các nhóm ngành này cũng có sự khác biệt: trong chuyên ngành khoa học tự nhiên tỉ lệ sinh viên nữ trong ngành tâm lý học cao hơn nhưng trong ngành công nghệ sinh học tỉ lệ sinh viên nam lại cao hơn.

    Theo Unger: Thông thường nữ giới lựa chọn các chuyên ngành thông dụng, những chuyên ngành thường được nhiều người chọn. Chính vì thế nảy sinh một vấn đề: mặc dù nam giới và nữ giới có cùng các thế mạnh và cơ hội như nhau và chịu tác động như nhau nhưng chính vì phụ nữ thường chỉ chọn những chuyên ngành thông thường nên họ cũng bị chịu nhiều ảnh hưởng hơn. Phụ nữ có ít hài lòng với việc học tập, hộ thường xuyên bị Stress và các vấn đề tâm lý cũng như sự thiếu hụt thời gian trong học tập. Tuy vậy nhưng nữ giới vẫn học nhanh hơn và tốt nghiệp thường xuyên hơn so với nam giới.

    2. Hiếm khi thực hiện các chương trình sau đại học
    Sinh viên nữ thường sau chương trình đại học đầu tiên rất hiếm khi thực hiện thêm chương trình đào tạo sau đại học như sinh viên nam. Nguyên nhân ở đây chính là: lựa chọn ngành học. Theo tác giả cuộc nghiên cứu: Petra Wejwar. Phụ nữ thường học những chuyên ngành không có hoặc rất hiếm có cung cấp đào tạo bậc thạc sĩ hoạc tiến sĩ. Ngoài ra các vấn đề về tài chính hoặc suy nghĩ khác nhau về động lực nghề nghiệp cũng là một trong số các nguyên nhân của thực trạng này.

    3. Không có sự khác biệt trong tỉ lệ lao động
    Không có sự khác biệt về giới tính trong tỉ lệ lao động. Điều này được minh chứng thông qua kết quả của cuộc khảo sát: tỉ lệ sinh viên nữ và sinh viên nam có việc làm sau chương trình đại học là tương đương nhau và đạt mức 63%. Tuy nhiên nữ giới thường rất hiếm làm việc toàn thời gian bên cạnh việc học tập, chính vì vậy nên mức lương họ đạt được cũng thường thấp hơn, họ hiếm khi làm việc trong các ngành dịch vụ hoặc các ngành phù hợp với chương trình đào tạo. Hậu quả kéo theo đó là: họ chỉ dừng lại ở các công việc làm thêm cho sinh viên và thiếu kinh nghiệm thực tế.

    4. Nữ giới kiếm được ít hơn 80 Euro
    Từ trước đến nay vẫn luôn tồn tại không chỉ ở Áo mà phần lớn các nước Châu Âu một sự khác biệt về mức lương giữa nữ giới và nam giới. Mức lương mà sinh viên nữ đạt được trong so sánh ít hơn so với các sinh viên nam là 10%. Có nhiều nguyên nhân cho thực tế này như: tại các ngành liên quan đến công nghệ và ngành nhân văn chủ yếu do việc chọn ngành học và độ tuổi của sinh viên. Còn các ngành liên quan đến xã hội có sự khác biệt vê mức lương ngay cả cùng chuyên ngành học và cùng đặc trưng cá nhân.

    Kết quả: sinh viên nữ mỗi tháng trung bình nhận được mức lương ít hơn so với đồng nghiệp nam 80 euro. Bên cạnh mức lương thấp họ cũng nhận được ít sự hỗ trợ từ phía gia đình.

    Thực trạng trực tiếp từ cuôc khảo sát này bộ trưởng khoa học Karlheinz Töchterle không thể chối từ. Nhiều nguyên nhân về sự khác biệt về giới tính này không hoàn toàn chỉ từ phía các trường đại học. Bên cạnh đó là các biện pháp như: các chương trình hỗ trợ đa dạng và hạn mức được đưa ra về số lượng sinh viên nữ: 40% sinh viên nữ tại các trường đại học.

    5. Vai trò của ÖH
    Hội sinh viên Áo (ÖH) khá bất bình về kết quả của cuộc khảo sát này. “Sự khác biệt lớn giữa nam giới và nữ giới về cả tài chính và nhìn nhận về mặt cấu trức đã đặt ra cho Töchterle một nhiệm vụ cụ thể” theo đại diện của OH Julia Freidl. Một phần của kết quả này đưa ra một thực tế: nữ giới mỗi tháng nhận được trung bình ít hơn so với nam giới 80 euro. Sự khác biệt này theo nhìn nhận có thể gây đến khó khăn tài chính cho sinh viên nữ trong tương lai. Điều quan trọng hiện nay cần gấp rút thực hiện đó là phải có những chương trình hỗ trợ cho sinh viên nữ thay vì các rào cản cực đoan được đặt ra trong việc tham gia chương trình đào tạo bậc thạc sĩ. Hôi sinh viên hy vọng rằng sẽ có cuộc trao đổi trực tiếp cùng với bộ trường khoa học về các chính sách chung trong việc phát triển năng lực của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực học tập.

  • Thủ tục và thời gian Anmeldung Sau khi bạn sang Đức như thế nào

    Các bạn xin Visum/Visa du học thường được cấp Visa 3 tháng, sau đó khi sống và học tập và làm việc tại Đức, các bạn cần đăng ký hộ khẩu tại Đức (Anmeldung), kích hoạt tài khoản ngân hàng, mua bảo hiểm và gia hạn Visum/Visa để hợp pháp trên nước Đức.
    Du học Đức không chỉ là giấc mơ của các bạn trẻ Việt mà còn là giấc mơ của nhiều bạn trẻ trên thế giới. Đây là cánh cửa mở ra một tương lai tươi sáng và rộng mở hơn cho rất nhiều bạn trẻ. Là người trẻ bạn có quyền ước mơ, có quyền hoài bão và đừng ngần ngại thực hiện những ước mơ đó.

    Hiện nay, đối với nhiều bạn trẻ người Việt, du học không còn là điều gì đó quá xa tầm với. Ngay sau khi sang trời Đức, các bạn cảm nhận rõ rệt sự tiến bộ nơi đây, hào hứng với môi trường mới, và phần nào cảm thấy hài lòng với quyết đinh du học Đức của mình.

    595x278xanmeldung-jpg-pagespeed-ic-z0xbl3aiwz
    Tuy nhiên, tại Đức, những yêu cầu về thủ tục hành chính là bắt buộc, tương đối phức tạp và mất thời gian. Bạn đừng quên một việc vô dùng quan trọng – đó là Đăng kí hộ khẩu tại tòa thị chính (Anmeldung).

    Các bạn xin Visum/Visa du học thường được cấp Visa 3 tháng, sau đó khi sống và học tập và làm việc tại Đức, các bạn cần đăng ký hộ khẩu tại Đức (Anmeldung), kích hoạt tài khoản ngân hàng, mua bảo hiểm và gia hạn Visum/Visa để hợp pháp trên nước Đức.

    Sau khi đã có hợp đồng thuê nhà, bạn sẽ đi làm các thủ tục với tòa thị chính. Bạn nên vào trang web của thành phố để xem các giấy tờ phải mang theo. Thông thường các trang web của thành phố ở Đức rất dễ tìm kiếm.

    Ví dụ: Halle.de, Leipzig.de,…, cấu trúc luôn là tên thành phố kèm theo đuôi “.de”: www.stadt.de.

    Khi hoàn tất các thủ tục bạn sẽ được nhận được ngay giấy Anmeldung, sẽ được sử dụng khi bạn đi làm bảo hiểm, ngân hàng, và gia hạn visa…

    Đăng ký địa chỉ với chính quyền địa phương
    Tại Hamburg, rất dễ dàng để bạn có thể anmeldung tại bất kỳ Kundenzentrum nào mà không phụ thuộc vào vị trí bạn ở.

    Chi phí cho mỗi lần anmeldung là 10 Eu. Nhưng bạn nên tránh anmeldung tại các Kundenzentrum ở các khu trung tâm, bởi vì các chỗ đó thường rất đông, sẽ làm mất rất nhiều thời gian của bạn.

    Đăng ký chỗ ở với chính quyền địa phương (Meldegesetz)

    Theo luật mới, người chuyển chỗ ở phải đăng ký với Einwohnermeldeamt trong vòng 2 tuần sau khi chuyển đến chỗ ở mới. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
    1. Hộ chiếu: (Passport)
    2. Thẻ cư trú
    3. Hợp đồng cho thuê nhà hoặc giấy xác nhận của người cho thuê nhà (Giấy này sẽ được cơ quan quản lý scan lại và lưu vào hồ sơ cá nhân ở thành phố)

    Giấy xác nhận bao gồm các thông tin như sau:

    -Name und Anschrift des Vermieters
    -Art des meldepflichtigen Vorgangs mit Einzugs- oder Auszugsdatum
    -die Anschrift der Wohnung
    -die Namen der meldepflichtigen Personen

    – Kontoauszug

    – Bảo hiểm

    – Anmelebestätigung

    – Bảng lương làm thêm 3 tháng liên tiếp (nếu có)

    Nếu những giấy tờ này không được thực hiện thì cả người chủ cho thuê nhà và người thuê nhà bị phạt tới 1000 €. Nếu làm giả giấy tờ có thể bị phạt tới 50000 €. Như vậy bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng của giấy tờ này tại Đức rồi phải không? Đừng bỏ qua nếu không muốn mất tiền “oan” và có thể sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.

  • Trong quá trình học tập tại Áo đây là cách Tìm kiếm chỗ trú ngụ cho bạn

    Vấn đề tiếp theo trong quá trình tìm kiếm căn hộ phù hợp. Căn hộ riêng, phòng tập thể hay ký túc xá Studentenwohnheim. Sẽ không thiếu lựa chọn căn hộ phù hợp cho bạn đâu? Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn tất cả các thông tin xung quanh chủ đề này để giúp bạn có thể dễ dàng nhất trogn việc tìm kiếm một căn hộ phù hợp cho mình. Thứ nhật bạn cần xác định rằng bạn không phải là sinh viên năm đầu duy nhất chưa tìm được một chỗ trú chân. Thật sự không hề dễ dàng để tìm được một căn hộ và có thể bạn phải cần đến nhiều mối liên hệ khác nhau để có thể tìm được một căn hộ phù hợp cho mình.

    Bạn đã đưa ra quyết định cho bản thân về nơi và cách thức bạn sẽ ở trong suốt thời gian bạn học đại học ở Áo. Vậy thì sẽ không tránh khỏi khó khăn đầu tiên trong việc tìm kiếm nhà ở phù hợp trong biển trời thông tin cũng như nhà cung cấp căn hộ hiện có. Chính vì vậy trước khi bạn đi đến quyết định tìm một căn hộ riêng phù hợp với nhu cầu hay tìm một căn hộ trong nhà tập thể, bạn cần phải suy nghĩ một cách kĩ lưỡng, bạn mong chờ chính xác điều gì về căn hộ mới mà bạn đang tìm kiếm. Nó sẽ dễ dàng cho bạn hơn không chỉ trong việc tìm kiếm mà còn giúp bạn chủ động hơn trong mọi việc khi bạn xác định rõ chính xác thật sự bạn muốn gì và cần gì?

    Dưới đây là một vài gợi ý, với một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một căn họ phù hợp cho bản thân:

    Tiền thuê nhà: bạn muốn và chính xác hơn là bạn có thể trả bao nhiêu tiền thuê nhà cho 1 tháng
    Độ lớn của căn hộ hoặc phòng thuê: bạn cần bao nhiêu không gian? Có một giới hạn nào về độ rộng căn hộ bạn muốn? Trung bình một căn hộ với diện tích 30 m2 là phù hợp cho 1 người ở rồi. Với nhà tập thể WG sẽ cần tính đến phòng sử dụng chung và không chỉ tính riêng căn hộ cá nhân( thông tin về chi phí cho một phòng WG có thể tìm hiểu thêm tại đây: Kosten für eine WG)
    Không gian: bạn có thật sự muốn sống gần khu vực trường đại học? Bạn thích hợp cho khu vực trung tâm thành phố hay bạn yêu thích sống ở khu vực nông thôn?
    Khả năng kết nối giao thông công cộng: liệu trường đại học của bạn có dễ tiếp cận với các khu vực ngoại ô hay khu vực xung quanh thành phố?
    ki-tuc-xa-tai-ao
    Phòng kí túc xá tại trường đại học Áo
    Bạn có thể tìm được căn hộ phù hợp ở đâu?
    Vấn đề tiếp theo trong quá trình tìm kiếm căn hộ phù hợp. Căn hộ riêng, phòng tập thể hay ký túc xá Studentenwohnheim. Sẽ không thiếu lựa chọn căn hộ phù hợp cho bạn đâu? Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn tất cả các thông tin xung quanh chủ đề này để giúp bạn có thể dễ dàng nhất trogn việc tìm kiếm một căn hộ phù hợp cho mình. Thứ nhật bạn cần xác định rằng bạn không phải là sinh viên năm đầu duy nhất chưa tìm được một chỗ trú chân. Thật sự không hề dễ dàng để tìm được một căn hộ và có thể bạn phải cần đến nhiều mối liên hệ khác nhau để có thể tìm được một căn hộ phù hợp cho mình.

    Bạn muốn sống một mình: bạn cần tìm một căn hộ riêng
    Bạn cần phải xác định việc sống một mình sẽ có nhưng ưu và khuyết điểm khác nhau và cuối cùng bạn cần phải hài lòng với lựa chọn của mình vì bạn không thể chia sẻ không gian riêng của mình với người khác. Vậy thì làm như nào và ở đâu bạn có thể tìm kiếm được cho mình một căn hộ phù hợp? Trên con đường này sẽ có rất nhiều lựa chọn cho bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm được thông tin về căn hộ và giải thích phù hợp về ưu và nhược điểm của từng loại hình căn hộ qua các nguồn thông tin được cập nhật thường xuyên tại đây:

    Zeitungs- und Online-Inserate
    Makler
    Genossenschaftswohnung
    Gemeindewohnung
    Ein WG-Zimmer finden
    Wohnen im Studentenwohnheim
    Der Besichtigungstermin
    Der Mietvertrag

  • Khi du học Singapore đây là những điều thú vị bạn sẽ được trải nghiệm

    Kỳ thi lấy chứng chỉ O-Level và A-Level được đồng tổ chức bởi bộ giáo dục Singapore và hội đồng thi của trường Đại học Cambridge-Anh Quốc. Chứng chỉ O-Level và A-Level của Cambridge Singapore được công nhận trên toàn cầu và được coi như yêu cầu đầu vào các trường Đại học trên thế giới, bao gồm các trường dự bị Đại học và cao đẳng công lập tại Singapore.
    Singapore hiện được biết đến là một đất nước lý tưởng cho sinh viên lựa chọn để du học. Với tốc độ phát triển thần kỳ trong những năm qua, Singapore khiến không ít các nước láng giềng trong khu vực phải ngưỡng mộ và đáng học hỏi. Đó cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn Singapore để du học. Họ muốn được tìm hiểu và học tập điều gì đó từ đất nước nhỏ bé này. Không chỉ vậy, du học tại Singapore, bạn còn tiết kiệm được rất nhiều so với du học tại các nước châu Âu khác mà vẫn được học tập và sống trong một môi trường chất lượng cao. Vậy hãy cùng Amec tìm hiểu về “du học Singapore” nhé!

    1. Hệ thống giáo dục Singapore
    * Hệ thống các trường Đại học

    Singapore là đất nước có nền giáo dục cao với hệ thống các trường công lập được xếp hạng trên thế giới. Ngoài 4 trường Đại học Quốc gia nổi tiếng: NUS, NTU, SMU và SUTD, Singapore còn thu hút sự hợp tác của hơn 10 trường ĐH hàng đầu thế giới, tạo ra một mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Trong đó, có các trường được nhiều người biết đến như ĐH hàng đầu INSEAD của Pháp, Viện công nghệ Massachussetts (MIT) và các trường đào tạo Kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như trường Cao học kinh doanh của Đại học Chicago

    du-lich-malaysia-singapore-21

    DH Chicago

    Hệ thống các trường này tạo cho các sinh viên nhiều cơ hội nghiên cứu và giành được học bổng. Tại đây, rất nhiều các sinh viên ưu tú đã tốt nghiệp và được thế giới đánh giá cao.

    * Chương trình đào tạo

    Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng bản ngữ. Là một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo.

    Chương trình đào tạo nhiều cấp độ, bao gồm các chứng chỉ, văn bằng cử nhân và sau ĐH.

    * Chứng chỉ quốc tế

    Kỳ thi lấy chứng chỉ O-Level và A-Level được đồng tổ chức bởi bộ giáo dục Singapore và hội đồng thi của trường Đại học Cambridge-Anh Quốc. Chứng chỉ O-Level và A-Level của Cambridge Singapore được công nhận trên toàn cầu và được coi như yêu cầu đầu vào các trường Đại học trên thế giới, bao gồm các trường dự bị Đại học và cao đẳng công lập tại Singapore.

    *Thời gian đào tạo

    Chương trình tiếng Anh: 2 – 10 tháng

    Dự bị Đại học: 4 tháng – 7 tháng

    Cao đẳng: 7 tháng – 1 năm

    Đại học: 2 năm – 3 năm

    Sau đại học: 1 năm – 2 năm

    * Đội ngũ giảng viên

    Giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường quốc lập Singapore thường là những giáo sư đầu ngành. Ngoài sự tin cậy và phong phú về tri thức, các thầy cũng sẵn lòng giúp đỡ sinh viên ngoài giờ học khi các em có những thắc mắc cần giải đáp.

    2. Cơ sở vật chất hiện đại
    Hệ thống thư viện, phòng học tại đây rất hiện đại và tiện nghi với hệ thống phòng đọc, phòng học, phòng chơi nhạc, phòng computer lab với mạng internet phục vụ miễn phí giúp cho sinh viên dễ dàng tra cứu tài liệu và thực hành việc học ngôn ngữ. Chỉ riêng trường Đại học NUS đã có khoảng 6 thư viện, mỗi thư viện có ít nhất 100 máy vi tính nối mạng internet. Đó là chưa kể đến các phòng computer lab cho sinh viên, riêng khoa Cơ khí của trường này đã có tới hơn 400 máy tính hiện đại.

    Cùng với hệ thống thư viện, phòng học hoạt động hầu hết các giờ trong ngày, sinh viên có thể tham gia các hoạt động giải trí khác như chơi nhạc, đọc sách hoặc tham gia các môn thể thao. Khuôn viên ký túc xá có cả phòng tập thể hình, sân bóng chuyền, bóng đá, bóng ném, khu dành cho nhảy cao, nhảy xa, bơi… tất cả các phương tiện này sinh viên đều được sử dụng miễn phí.

    3. Hệ thống giao thông thuận tiện
    Sân bay quốc tế Changi phục vụ hơn 60 hãng hàng không, có đường bay đến hơn 145 thành phố trên thế giới và trong nhiều năm được bình chọn là sân bay hiện đại nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc đi lại đến tất cả mọi nơi trong quốc gia này cũng rất dễ dàng vì có hệ thống giao thông mặt đất hiệu quả và chất lượng cao. Bằng việc đưa ra hệ thống thẻ EZ, khi mua vé chỉ cần quẹt thẻ vào hệ thống đọc tự động, hệ thống này sẽ trừ đi số tiền quý khách phải trả.

    Việc đi lại trong các khu ký túc xá cũng rất thuận tiện. Sinh viên có thể đi từ khu ký túc xá này sang khu ký túc xá khác hoặc từ giảng đường này sang giảng đường khác bằng xe bus riêng của trường, chỉ phục vụ trong khu vực trường. Trung bình cứ 10 – 20 phút lại có một chuyến xe bus chạy quanh trường. Trường Đại học Quốc gia Singapore có tới 3 trạm xe bus phục vụ sinh viên của trường. Các xe bus này phục vụ hoàn toàn miễn phí.

    4. Chi phí sinh hoạt tại Singapore
    * Chi phí sinh hoạt/tháng:

    Chỗ ở: 350 – 500 SGD

    Ăn uống: 200 – 350 SGD

    Phương tiện giao thông công cộng: 40 – 80 SGD

    Điện thoại: 20 – 30 SGD

    Các chi phí cá nhân: 100 – 200 SGD

    Tổng chi phí dự tính: 670 – 1.160 SGD

    5. Nền văn hóa đa dạng
    Di sản về nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống của đất nước này được thừa hưởng từ các dân tộc khác nhau như người Hoa, Malay, Ấn Độ và người lai Âu – Á. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 90.000 người ngoại quốc đang sinh sống và làm việc tại Singapore cũng góp phần mang đến sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa của đất nước này.

    6. Tiêu chuẩn sống cao cấp
    Tiêu chuẩn sống cao cấp tại Singapore cũng là một trong những lý do thu hút du học sinh các nước đến đây học tập. Trong một cuộc khảo sát gần đây cho thấy chất lượng sống tại Singapore còn hơn hẳn NewYork dựa trên tiêu chuẩn đánh giá thuộc 39 lĩnh vực bao gồm ổn đinh chính trị, tự do cá nhân, ô nhiễm môi trường, chất lượng chăm sóc y tế, trường học, nhà trường và nhà hát…

    Bên cạnh đó, Singapore còn là một quốc gia an toàn nhất trên thế giới, và không có sự đe dọa về thảm họa như động đất hay bão táp. Quốc gia này liên tục được xếp hạng cao trên thế giới về tính an toàn. Singapore là đất nước thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ tội phạm rất thấp. Kết quả này được trụ lại với sự hợp tác song song giữa cộng đồng và cảnh sát để tạo nên một quốc gia an toàn.

  • Cần chuẩn bị những gì khi bạn muốn du học Hàn Quốc

    Vấn đề lớn nhất với tất cả các du học sinh chính là việc bị “shock văn hóa” khi rời xa quê hương đến với một môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn khác. Dù vậy các bạn cũng đừng quá lo lắng, Hàn Quốc là một quốc gia châu Á với rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam.

    Theo đánh giá mới nhất của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), Hàn Quốc là quốc gia có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới với việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Cùng với sự du nhập mạnh mẽ của nền văn hóa Hàn Quốc, nhu cầu học tập tại Hàn Quốc của các sinh viên Việt Nam ngày càng tăng cao ở cả bậc đại học và sau đại học. Vậy cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng đi du học Hàn Quốc?

    1. Kiến thức
    Là các sinh viên quốc tế, sinh viên Việt Nam muốn theo học tại các trường đại học ở Hàn Quốc không cần tham gia các kì thi đầu vào, tuy nhiên, để được nhận vào trường, hồ sơ của sinh viên phải vượt qua được vòng xét tuyển gắt gao của hội đồng tuyển sinh. Vì vậy, khi có dự định du học tại Hàn Quốc, sinh viên nên có sự học tập tốt ngay tại bậc học THPT hoặc đại học để có 1 bảng điểm tương đối khá.

    2. Ngôn ngữ
    Mặc dù trong các năm gần đây phần lớn các trường đại học ở Hàn Quốc có các môn học cả bằng tiếng Anh và tiếng Hàn, tuy nhiên với bậc đại học, du học sinh thường được yêu cầu tham gia một khóa học tiếng Hàn kéo dài khoảng 1 năm trước khi chính thức vào học bậc cử nhân. Đối với bậc học thạc sĩ, ngoài các khoa Nghiên cứu quốc tế thì các chuyên ngành khác có môn học giảng dạy bằng tiếng Anh rất ít. Chính vì vậy, dù điều kiện tuyển sinh các trường đưa ra không bắt buộc có chứng chỉ tiếng Hàn (TOPIK), sinh viên vẫn nên học tiếng Hàn trước tại Việt Nam hoặc lựa chọn học dự bị tiếng Hàn 1 năm tại trường trước khi vào học chính thức.

    Bên cạnh đó, với vốn tiếng Hàn tốt các bạn còn có thể dễ dàng kết bạn với người bản xứ và dễ dàng hòa nhập với con người và đất nước Hàn Quốc.

    3. Tìm hiểu văn hóa
    Vấn đề lớn nhất với tất cả các du học sinh chính là việc bị “shock văn hóa” khi rời xa quê hương đến với một môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn khác. Dù vậy các bạn cũng đừng quá lo lắng, Hàn Quốc là một quốc gia châu Á với rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam.

    Đầu tiên là về văn hóa ẩm thực. Người Hàn Quốc có rất nhiều món ăn riêng độc đáo, hương vị cũng rất gần gũi với ẩm thực Việt Nam nên hầu hết du học sinh Việt Nam thường rất nhanh thích nghi với các món ăn Hàn Quốc. Các món ăn của họ cũng được chế biến từ các loại thịt lợn, thịt bò, gà hay hải sản giống chúng ta. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt là người Hàn Quốc ăn rất cay nên sẽ có khó khăn nho nhỏ với các bạn du học sinh không ăn được cay đấy.
    10411824_920950844585014_6661973726447413372_n

    Về lối sống, người Hàn Quốc được coi là những cư dân sống nề nếp và kỉ luật nhất ở châu Á. Bạn sẽ luôn phải đúng giờ, luôn xếp hàng ở nơi công cộng, tuân thủ luật giao thông…May mắn là người Hàn Quốc rất thân thiện và đa số đều biết tiếng Anh cơ bản, nên đừng ngại nhờ tới sự giúp đỡ của người dân địa phương.

    Một điểm khác biệt khá lớn nữa là người Hàn Quốc học tập và làm việc với khung giờ muộn hơn ở Việt Nam. Đừng ngạc nhiên nếu tiết học buổi sáng của bạn bắt đầu lúc 9 giờ và 1 giờ chiều bạn mới được ăn trưa, hay 12 giờ đêm mà bạn vẫn có thể mua 1 chiếc bánh gato ở bất kì cửa hàng nào trên phố nhé.

    4. Chuẩn bị về tài chính
    Để du học được thuận lợi, bạn phải đảm bảo được nguồn tài chính vững chắc. Ngoài các chi phí cho việc học như học phí, tiền sách giáo trình, phí cố vấn học tập, các bạn còn phải tính toán tới các khoản phí như phí nhà ở, phí ăn uống sinh hoạt, phí đi lại, phí bảo hiểm… Thông thường học phí của một kì học sẽ được thông báo cụ thể tại website của các trường để du học sinh dễ tính toán chi phí. Các khoản phí còn lại tùy thuộc vào thành phố sinh sống và mức chi tiêu, sinh hoạt của mỗi sinh viên khác nhau. Trong khi việc ăn uống tại Hàn Quốc chênh không quá nhiều, thậm chí là còn rẻ như ở Việt Nam thì phí thuê nhà ở là khoản phí đắt nhất. Tại thủ đô Seoul, các bạn sẽ mất từ $300-$500 mỗi tháng cho tiền nhà ở với đầy đủ các tiện nghi cần thiết cơ bản bao gồm cả máy giặt hay điều hòa. Tổng chi phí cho 1 tháng sinh hoạt tại thủ đô sẽ dao động từ $500-$700.

    Mặc dù đã có chuẩn bị nhưng chắc hẳn ai cũng đều rất lo lắng cho lựa chọn du học của mình tại một đất nước xa lạ, lời khuyên cho các bạn là hãy làm quen và trao đổi liên lạc với các anh chị tiền bối đồng hương của chúng ta tại Hàn Quốc. Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc, hay hội sinh viên Việt Nam của riêng từng trường đều hoạt động rất sôi nổi, nhằm giúp đỡ, chia sẻ cùng nhau, giúp mỗi người vượt qua nỗi cô đơn khi học tập và làm việc xa nhà.

  • Dưới góc nhìn du học sinh Việt Seoul Hàn Quốc sẽ như thế nào

    Khi trở thành một cư dân ở thủ đô Seoul, du học sinh Việt Nam dần làm quen với thói quen đi siêu thị hàng ngày khi tất cả mọi thứ bạn cần đều được bày bán ở siêu thị rất tiện lợi mà giá cả thì vô cùng cạnh tranh. Bên cạnh đó thì chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng là một điểm đến quen thuộc cho những món đồ hàng ngày như sữa, nước giải khát hay mì gói… Một vài du học sinh chọn phương pháp tiết kiệm chi phí bằng việc đi chợ truyền thống vào cuối tuần, tuy nhiên sẽ hơi khó khăn nếu trình độ tiếng Hàn và độ “sành sỏi” trong mua hàng của bạn còn thấp.
    Các bạn sinh viên có ý định đi du học hoặc đang chuẩn bị đi du học tại Hàn Quốc hẳn đều tò mò và thắc mắc muốn biết tổng quan về đất nước Hàn Quốc cũng như cuộc sống của 1 du học sinh Việt tại Hàn Quốc sẽ như thế nào?

    1. Thời tiết
    Từ khi còn rất nhỏ học các bài học về địa lý, mỗi chúng ta đều biết rằng Hàn Quốc là một đất nước có khí hậu “hàn đới”, trong tưởng tượng của chúng ta, thời tiết ở Hàn Quốc chắc hẳn sẽ vô cùng lạnh. Tuy nhiên, ở Hàn cũng có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông giống như ở Việt Nam, và cái giá lạnh cũng chỉ thực sự xảy ra khi mùa đông đến. Mặc dù nhiệt độ có khi xuống tới âm vài độ C, ngoài đường được phủ cả 1 lớp băng tuyết dày đặc nhưng phần lớn du học sinh Việt đều chia sẻ rằng, tuy nhiệt độ thấp nhưng cái lạnh tại Hàn Quốc không hề buốt như mùa đông ở Việt Nam, trời vẫn có nắng mà không quá hanh khô.

    Ba mùa còn lại trong năm ở Hàn Quốc đều có những nét thu hút rất riêng khiến cho du học sinh Việt mỗi ngày lại thêm yêu đất nước Hàn Quốc hơn. Nếu bạn ở thủ đô Seoul vào mùa xuân hẳn sẽ không thể bỏ qua những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp nở rộ cả 1 con đường. Mùa hè là mùa lý tưởng để cùng với một vài người bạn đi du lịch tại các thành phố biển gần Seoul và một trong những biển nổi tiếng là Haeundae tại Busan. Mùa thu có lẽ là mùa đẹp nhất ở Hàn Quốc khi các loại cây lá phát triển tốt tươi. Ban ngày trời ấm áp dễ chịu và ban đêm trời se lạnh. Những ngọn núi và các con đường bắt đầu được bao phủ bởi những thảm lá đỏ rực hay vàng rất ấn tượng.
    thoi-tiet

    2. Mua sắm
    Khi trở thành một cư dân ở thủ đô Seoul, du học sinh Việt Nam dần làm quen với thói quen đi siêu thị hàng ngày khi tất cả mọi thứ bạn cần đều được bày bán ở siêu thị rất tiện lợi mà giá cả thì vô cùng cạnh tranh. Bên cạnh đó thì chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng là một điểm đến quen thuộc cho những món đồ hàng ngày như sữa, nước giải khát hay mì gói… Một vài du học sinh chọn phương pháp tiết kiệm chi phí bằng việc đi chợ truyền thống vào cuối tuần, tuy nhiên sẽ hơi khó khăn nếu trình độ tiếng Hàn và độ “sành sỏi” trong mua hàng của bạn còn thấp.

    3. Ăn uống
    Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc tới kim chi, vì vậy các bạn nên chuẩn bị trước tâm lí cho việc mọi bữa ăn tại Hàn đều có kim chi và rau củ muối hay đa số các món ăn tại đây có thành phần là “kim chi”. Mặc dù các món ăn Hàn Quốc đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu và trở nên quen thuộc tuy nhiên có 10 bạn thì tới 9 bạn phải thốt lên thừa nhận rằng đồ ăn tại Hàn quá..cay!

    Bên cạnh việc lựa chọn các món ăn truyền thống của Hàn Quốc, du học sinh Việt còn cải thiện bằng các bữa ăn tại các cửa hàng đồ ăn nhanh như Mc Donald, KFC hay Lotteria hay thậm chí là tìm tới các hàng quán ven đường thưởng thức đủ các món ăn đường phố như teokbukki, thịt xiên, cá viên, khoai tây lốc xoáy… Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ở Seoul, khi đã dần thích nghi với cuộc sống tại nơi đất khách, một phần không nhỏ các bạn sinh viên Việt Nam tìm cách mua sắm đồ dùng, nguyên liệu về tự chế biến cho mình những bữa ăn rất Việt Nam với các món ăn truyền thống quen thuộc của quê nhà.

    4. Giao thông
    Giao thông chính của người dân Hàn Quốc là các phương tiện công cộng: sub-way và bus. Chỉ cần biết ga đầu và ga cuối, bạn có thể đi tới bất cứ nơi đâu tại Seoul với chi phí khá rẻ. Đối với các bạn du học sinh Việt Nam chưa từng trải nghiệm đi subway thì sẽ mất khoảng vài ngày để làm quen với nó. Hiện tại, bạn sẽ mất trung bình khoảng gần 25 nghìn VND cho 1 lượt trong Seoul và dao động thêm chút xíu nếu bạn đi tuyến đường dài hơn. Rất nhiều bạn ở các thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn mang trong mình nỗi khiếp sợ khi đi xe bus vì đông đúc, chen lấn hay mất đồ thì sẽ hoàn toàn bị mê hoặc bởi những chiếc xe bus lớn, sạch sẽ và an toàn tại Seoul.

    Bên cạnh các phương tiện công cộng, mọi người đều rất ưa chuộng việc đi bộ hay đạp xe tới các địa điểm gần vì hệ thống đường xá ở Seoul vô cùng hiện đại và sạch đẹp.

    5. Trường đại học tại Seoul
    Tất cả các bạn du học sinh Việt tại Seoul đều miêu tả trường đại học của mình bằng 2 tính từ: rộng và đẹp, một số bạn còn ví trường giống như “thiên đường tại mặt đất”. Tại một số trường tổng hợp có diễn tích lớn như đại học quốc gia Seoul, Yonsei, Kyunghee hay trường nữ Ewha, việc đi bộ hết khuôn viên trường có thể làm bạn cảm thấy kiệt sức.

    Ewa
    Trường nữ sinh Ewha
    Một góc trường Yonsei
    Một góc trường Yonsei
    Đại học Kyunghee nhìn từ trên cao
    Đại học Kyunghee nhìn từ trên cao
    6. Những thú vui không thể bỏ qua
    Là một du học sinh tại Seoul, hãy coi như chúng ta đi du lịch dài ngày tại thủ đô của Hàn Quốc để không bỏ qua bất kì một thú vui nào tại nơi đây.

    Ngoài ra còn rất nhiều những trải nghiệm thú vị tại từng ngõ ngách nhỏ tại thủ đô Seoul dưới con mắt và bước chân của từng du học sinh Việt, có một điều chắc chắn rằng, Seoul như một quyển truyện dài tập, càng đọc càng hấp dẫn, càng đọc càng say mê và tưởng chừng như không có trang cuối cùng.

  • Singapore trở thành thành phố tuyệt vời nhất vì sao vậy

    Changi chính là hòn ngọc phía đông của Singapore, nơi được bình chọn là sân bay tốt nhất Thế Giới bởi hầu hết các tạp chí hay tổ chức nào. Ở đây có một “khách sạn” cho những ai quá cảnh, có vườn hoa phong lan được hoàn thiện với trò chơi điện tử, phim chiếu 24h một ngày và đặc biệt là Wifi miễn phí khắp toàn bộ sân bay.
    Là một đảo quốc phát triển bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á trên các lĩnh vực từ kinh tế, du lịch hay giáo dục, Singapore mang trong mình những điều đặc biệt thu hút không chỉ khách du lịch mà còn cả rất nhiều du học sinh trên toàn Thế Giới.

    1. Singapore – thiên đường ẩm thực
    Nhắc tới Singapore là nhắc tới đồ ăn, ẩm thực. Singapore là quốc gia đa sắc tộc, vì vậy mà đồ ăn tại đây cũng rất phong phú, đa dạng. Đến đảo quốc sư tử, mọi người có cơ hội được thưởng thức đồ ăn của người Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ. Tất cả những món ăn của 3 tộc người này đều là những món ăn được sử dụng rộng rãi tại đây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử các món ăn truyền thống của Sing, bất kì một quầy hàng rong nào tại khu trung tâm đều có thể phục vụ bạn với giá “rẻ như bèo”.

    2. Singapore – thành phố xanh
    Singapore nên được gọi là thành phố xanh, theo nghĩa đen! Vì những hàng cây xanh được trồng trải dài trên mọi nẻo đường, từ đường cao tốc cho tới những con đường ngoại ô. Giữa những tòa nhà cao tầng với những khối bê tông tại đây có sự hiện diện của Botanical Gardens, HortPark, MacRitchie Reservoir, Bukit Timah Nature Reserve là những khu vườn, khu bảo tồn với đa dạng các loài động thực vật. Nếu bạn cần một nơi yên ả, thanh bình thì vườn bách thảo Singapore sẽ là một nơi lý tưởng. Ốc đảo yên bình này bao năm qua thu hút du khách bởi sở hữu Vườn lan quốc gia, một khu rừng nhiệt đới với hồ nước và những loài cây kỳ lạ đến từ khắp nơi trên thế giới.

    3. Changi Airport – một trong những sân bay tốt nhất Thế Giới
    Changi chính là hòn ngọc phía đông của Singapore, nơi được bình chọn là sân bay tốt nhất Thế Giới bởi hầu hết các tạp chí hay tổ chức nào. Ở đây có một “khách sạn” cho những ai quá cảnh, có vườn hoa phong lan được hoàn thiện với trò chơi điện tử, phim chiếu 24h một ngày và đặc biệt là Wifi miễn phí khắp toàn bộ sân bay.

    4. Tất cả mọi người hầu như có mối quan hệ tới nhau
    Dường như là một sự kì lạ, nhưng là một sự kì lạ thoải mái và đáng yêu khi mà tất cả mọi người đều là thành viên của một gia đình. Từ những người bán kem cho tới những người trực ở toilet, những người tài xế taxi, họ đều gọi bạn là “brother” hay “sister”. Điều này đem đến cho mọi người một cảm giác thoải mái và vô cùng thân thiện.

    5. Những người lái taxi có hiểu biêt, thoải mái và trung thực nhất
    Những chiếc taxi ở Singapore được bảo dưỡng và kiểm tra định kì, chúng được rửa, dọn vệ sinh 2 ngày 1 lần và được điều khiển bởi những tài xế trung thực, thoải mái và rất tôn trọng khách hàng. Họ không bao giờ đưa bạn đi qua những con đường lòng vòng và bạn cũng không bao giờ bị tính thêm chi phí vô lí.

    6. Sở thú đêm Singapore Zoo & Night Safari
    Singapore là nơi đầu tiên trên thế giới sở hữu Vườn thú đêm. Nơi đây đã chín lần đoạt giải thưởng Best Visitor Attraction Exprerience do Tổng Cục Du lịch Singapore trao tặng. Vườn thú có hơn 1.000 động vật hoang dã thuộc 115 loài đang ăn cỏ và săn mồi trong môi trường tự nhiên.

    Là sở thú đêm nên giờ mở cửa từ 19h30 đến 12h trưa hôm sau. Đặc biệt là khách tham quan vào ngày sinh nhật của mình sẽ được miễn phí vé vào cửa.

    7. Nhâm nhi đồ uống bên các quán ven sông
    Trải dài từ vịnh Marina cho tới Robertson Quay, các cửa hàng bên bờ sông Singapore là điểm đến lý tưởng cho mọi người từ du khách cho tới người dân địa phương. Một trong những nơi độc đáo nhất là Clarke Quay – nơi mọi người có thể tham gia tiệc tùng cùng nhau một cách vui vẻ.

    Dọc con đường từ khách sạn Fullerton Hotel tới Robertson Quay cũng có kha khá nhiều hàng ăn ven sông ngon miệng mà giá cả phải chăng.

    594x397xam-thuc-jpg-pagespeed-ic-f3moxbam0o

    8. Những tên gọi dễ thương nhất
    The Lion City, The Garden City, The Asian Tiger, The ‘Fine’ City. Tất cả các biệt danh đáng kính nhưng yêu thích lâu năm tạo thành Little Red Dot. Mặc dù rất nhỏ và không đáng kể trên bản đồ thế giới nhưng cả thế giới đã công nhận Singapore với những danh hiệu như “nơi dễ dàng nhất cho kinh doanh”, “thành phố đáng sống nhất ở châu Á” và “thành phố tốt nhất trên thế giới để sống cho người nước ngoài ở châu Á”.

    Như các bạn có thể thấy Singapore là điểm đến quá tuyệt vời về môi trường sống, cũng như các hoạt động ngoại khóa cho du học sinh. Còn về chất lượng giáo dục, Singapore luôn đi đầu trong lĩnh vực này tại Châu Á.