• Tạo điều kiện thu hút doanh nhân nhập cư là việc Chính quyền bang Nam Úc đang làm


    Đến tháng 7 năm 2018, loại thuế này sẽ được hủy bỏ hoàn toàn. Nam Úc sẽ trở thành tiểu bang duy nhất ở Úc không thu thuế trước bạ cho giao dịch mua tài sản không dùng để ở.

    Chính quyền bang Nam Úc đang tiến hành cải tổ hệ thống thuế nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư đến tỉnh bang này. Thông qua việc cắt giảm chi phí, Nam Úc hi vọng có thể hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển kinh doanh và tạo ra nhiều việc làm.

    Ngân sách của tỉnh bang trong giai đoạn 2015 – 2016 sẽ tập trung vào các cải cách thuế quan trọng, đặc biệt là nỗ lực tháo gỡ rào cản về đầu tư và mở rộng kinh doanh. Chính quyền tỉnh bang hi vọng có thể biến Nam Úc thành một khu vực kinh doanh lý tưởng với khoảng 670 triệu AUD tiền thuế được cắt giảm trong bốn năm tới, bao gồm cả việc giảm và xóa bỏ thuế trước bạ trong kinh doanh.

    Những cải cách trong thời gian tới bao gồm:

    1. Từ tháng 7 năm tới, Chính quyền bang Nam Úc sẽ bắt đầu miễn thuế trước bạ cho những giao dịch chuyển nhượng bất động sản không dùng để ở, điều này giúp Nam Úc trở thành tỉnh bang áp dụng mức thuế mua bán tài sản kinh doanh thấp nhất tại Úc.

    visa-nh-c

    Đến tháng 7 năm 2018, loại thuế này sẽ được hủy bỏ hoàn toàn. Nam Úc sẽ trở thành tiểu bang duy nhất ở Úc không thu thuế trước bạ cho giao dịch mua tài sản không dùng để ở.

    Ví dụ, một nhà đầu tư hoặc doanh nhân nhập cư mua một tòa nhà thương mại ở Adelaide với giá 20 triệu AUD. Với chính sách mới, họ có thể tiết kiệm đến 1,1 triệu AUD tiền thuế trước bạ tùy thuộc vào thời điểm tài sản được mua.

    2. Thuế trước bạ đối với giao dịch chuyển nhượng tài sản không phải bất động sản đã được bãi bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc, khi nhà đầu tư mua một doanh nghiệp, máy móc thiết bị hoặc quyền sở hữu trí tuệ tại Nam Úc hiện nay đều được miễn thuế trước bạ. Đây là cơ sở giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của Nam Úc so với các tỉnh bang khác.

    Ví dụ, một nhà đầu tư Trung Quốc quyết định mua một công ty hoặc các tài sản không phải bất động sản với trị giá 1 triệu AUD. Nhà đầu tư này sẽ tiết kiệm đến 48.830 AUD tiền thuế trước bạ nhờ chương trình cải cách thuế của tỉnh bang.

    3. Thuế chuyển nhượng cổ phần không được liệt kê trên những giao dịch chứng khoán đã được bãi bỏ.

    Ví dụ, một doanh nhân nhập cư mua 1 triệu AUD cổ phiếu chưa niêm yết. Nhà đầu tư này sẽ tiết kiệm được 6000 AUD tiền thuế trước bạ nhờ chương trình cải cách thuế của bang.

    Qua việc hủy bỏ thuế trước bạ, Chính quyền Nam Úc đã cắt giảm đáng kể chi phí đầu tư và mở rộng kinh doanh tại tỉnh bang này.

  • Úc đang cần lượng người nhập cư lớn do tình trạng dân số đang có hướng già hóa


    Nghiên cứu mới đây của Ủy ban Nhập cư Úc cũng cho thấy sự cần thiết trong việc tăng số lượng người nhập cư nhằm giảm bớt áp lực đối với dân số khi quốc gia này cán mốc 40 triệu dân trước năm 2055.

    Theo một nghiên cứu của các chuyên viên tư vấn doanh nghiệp hàng đầu, nước Úc sẽ cần thu hút thêm tối thiểu 250.000 người nhập cư mỗi năm để góp phần cải thiện mức sống và mang lại nguồn thu tương đương 1,6 nghìn tỷ AUD cho nền kinh tế nội địa.

    Người đứng đầu Ủy ban kiểm toán chính phủ, ông Tony Shepherd cho biết số lượng người định cư cần được duy trì và tăng dần trong những năm kế tiếp để giải quyết tình trạng “già hóa” dân số của quốc gia này.

    uc-can-tang-luong-nguoi-nhap-cu-de-doi-mat-voi-tinh-trang-gia-hoa
    Úc cần tăng lượng người nhập cư để đối mặt với tình trạng già hóa

    Số lượng người định cư tại Úc cần được duy trì và tăng dần trong những năm kế tiếp để giải quyết tình trạng “già hóa” dân số của quốc gia này.

    Nghiên cứu mới đây của Ủy ban Nhập cư Úc cũng cho thấy sự cần thiết trong việc tăng số lượng người nhập cư nhằm giảm bớt áp lực đối với dân số khi quốc gia này cán mốc 40 triệu dân trước năm 2055.

    Ông Shepherd, cựu Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Úc và Chủ tịch Hội đồng Nhập cư cho biết, Úc sẽ cần phải duy trì số lượng người nhập cư như hiện tại. Việc này giúp mang lại hơn 1,6 nghìn tỷ AUD mỗi năm, góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nội địa.

    Ưu điểm của người nhập cư là họ ít phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ, có thể tham gia vào lực lượng lao động do độ tuổi trung bình của họ thường thấp hơn so với mặt bằng chung và họ có khả năng tự chi trả các khoản phí học tập trước khi bắt đầu sinh sống tại Úc. Nghiên cứu trên cũng đã phủ nhận quan điểm cho rằng người nhập cư làm giảm khả năng xin việc của người dân Úc.

    Dự kiến dân số Úc sẽ đạt mức 35,9 triệu người trước năm 2050. Tuy nhiên, con số này sẽ còn thay đổi bởi lượng người nhập cư vào Úc đã tăng rõ rệt kể từ năm 2010 đến nay.

  • Những điểm yếu nhất định của hệ thống nhập cư Úc là gì

    Vị đại diện này cho biết “Các biện pháp tăng cường khả năng thu thập dữ liệu sẽ đảm bảo cho người dân Úc tuân thủ điều kiện ghi trong thị thực của họ”.

    Đợt kiểm tra mới nhất của Chính phủ Liên bang đã cho thấy những điểm yếu nhất định của hệ thống nhập cư. Điều này có thể khiến Úc phải đối mặt với những nguy cơ tội phạm nghiêm trọng.

    Báo cáo của Ủy ban thanh tra nhà nước vào cuối năm ngoái đã chỉ ra những điểm yếu chính trong khâu tổ chức, đặc biệt là thiếu sót trong việc lưu dữ liệu và nhiều lỗ hổng lớn khác. Báo cáo cũng chỉ rõ những thách thức mà Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Úc đang phải đối mặt xét theo “mức độ cải cách và tính lâu dài của vấn đề”.

    Báo cáo có đoạn “Hệ thống quản lý thị thực của DIBP tồn tại rất nhiều lỗ hổng, đặc biệt là những ràng buộc để khiến người nhập cư tuân thủ điều kiện trên thị thực của mình. Những điểm yếu này làm giảm khả năng quản lý rủi ro, nhất là xác suất có người không tuân thủ những quy định trong thị thực của mình, cụ thể là ở quá thời gian quy định, làm việc trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng.”

    Người phát ngôn của Bộ trưởng Peter Dutton cho hay một chiến dịch đã được đưa ra vào năm ngoái nhằm chống lại gian lận thị thực. Trong một tuyên bố trên đài ABC, đại diện Bộ cho biết những thay đổi pháp lý vào cuối năm 2014 cũng đã khiến hơn 1.000 thị thực bị bác hoặc từ chối.

    Vị đại diện này cho biết “Các biện pháp tăng cường khả năng thu thập dữ liệu sẽ đảm bảo cho người dân Úc tuân thủ điều kiện ghi trong thị thực của họ”.
    470887-customs-201602190347

    Triển khai đường dây nóng

    Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Úc đã chấp nhận 4 đề xuất gia tăng khả năng minh bạch, bao gồm việc sử dụng các đường dây điện thoại nóng để tố giác người sai phạm.

    Trong một thông báo tới đài ABC, đại diện của Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Úc đã đề cập đến các động thái nhằm nâng cao năng lực thu thập thông tin, dữ liệu và khả năng lưu trữ. Cụ thể là một hệ thống quản lý mới đang được đưa vào hoạt động nhằm tập trung hóa khả năng quản lý chiến lược, các hướng dẫn quy trình cũng như tiêu chuẩn hóa các hoạt động.

    Một cuộc tổng kiểm tra về việc tuân thủ chính sách nhập cư cũng đang được tiến hành. Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Úc cấp hơn 7,5 triệu thị thực trong năm tài chính vừa rồi, trong đó có 4,3 triệu thị thực du lịch. Kết quả kiểm tra cho thấy số lượng người ở quá thời gian cho phép trên thị thực đã tăng nhanh từ năm 2011. Gần 19.000 người ở quá thời gian cho phép từ 1 đến 5 năm và hơn 17.000 người ở quá tới 15 năm trở lên.

    Việc tái cấu trúc gần đây của Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Úc là một trong 3 thay đổi lớn trong thập kỷ qua tại Úc. Tuy nhiên, đơn vị thanh tra cho biết mặc dù tái cấu trúc nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy sự cải thiện tổng thể. Kết quả của việc áp dụng các sáng kiến cũng ít khi được đánh giá đầy đủ.

  • Chương trình xử lý và cấp thị thực của Úc có gì thay đổi đặc biệt


    Để chứng minh cho luận điểm trên, ông Michael nói thêm “Trong năm 2014 – 2015 vừa qua, chúng tôi đã cấp hơn 700.000 thị thực ngắn hạn, trong đó chủ yếu là sinh viên và những lao động có tay nghề cao được mời tới Úc.

    Kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày một rộng mở khi nhu cầu đi lại, di chuyển, di trú từ nước này sang nước khác đang ngày càng tăng cao. Úc được dự đoán sẽ nằm trong nhóm các quốc gia đón nhận làn sóng dịch chuyển này đầu tiên, đòi hỏi Chính phủ Úc cần phải có chương trình xử lý và cấp thị thực hiệu quả hơn.

    Ông Michael Pezzullo, Thư ký Bộ Quốc tịch và Bảo vệ biên giới Úc (DIBP) cho biết: “Các cơ quan hữu quan của chính phủ cần đưa ra chính sách và biện pháp để ứng phó tốt nhất với môi trường mới này. Những giải pháp đó cần được nghiên cứu và khảo nghiệm kỹ càng trước khi công bố”.

    Trong một hội thảo chuyên đề về di trú toàn cầu của DIBP, ông Michael Pezzullo khẳng định DIBP cần áp dụng biện pháp tương tự các công ty đa quốc gia trong việc xử lý khối dữ liệu khổng lồ, điều phối công việc nhanh chóng và đưa những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để phát hiện và ứng phó với rủi ro.

    dibp_secretary-201604220206

    Ông Michael Pezzullo – Thư ký Bộ Quốc tịch và Bảo vệ biên giới Úc (DIBP)

    Trong buổi hội thảo tại trường Đại học Quốc gia Úc, ông Michael cho biết “Hệ thống hành lang pháp lý, chính sách, quy trình của chương trình di trú cần phải tương hỗ với sự tăng trưởng của nền kinh tế và chương trình cải cách quốc gia; đặc biệt điều này có liên quan đến tính cạnh tranh toàn cầu của thị trường lao động, du lịch và cả giáo dục”.

    Ông Michael nhấn mạnh thêm, tuy vẫn còn một số hoài nghi về đóng góp tích cực của người nhập cư đối với thị trường lao động tại Úc, thông qua việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về lao động có tay nghề và kỹ thuật, giúp nâng cao hiệu suất lao động, giảm gánh nặng của nền dân số già.

    Ông cũng chỉ ra rằng Úc vẫn luôn cần những chương trình nhập cư cho thường trú nhân bởi điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nền kinh tế đất nước và cân bằng mô hình nhân khẩu học quốc gia. Chúng ta đã ghi nhận nhiều hình thức nhập cư mới và cần đánh giá đúng những lợi ích của các loại thị thực ngắn hạn như du học và làm việc đối với quốc gia. Xét theo tổng thể chung, những công dân quốc tế này đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước.

    Để chứng minh cho luận điểm trên, ông Michael nói thêm “Trong năm 2014 – 2015 vừa qua, chúng tôi đã cấp hơn 700.000 thị thực ngắn hạn, trong đó chủ yếu là sinh viên và những lao động có tay nghề cao được mời tới Úc. Tất cả những nhánh visa này cùng với visa cho phép công dân New Zealand được phép đi lại, làm việc giữa hai nước thực sự đã mang lại nhiều lợi ích rất lớn.

    “Khi so sánh con số trên với 189.000 visa thường trú vĩnh viễn thuộc diện kỹ năng tay nghề và đoàn tụ gia đình trong năm 2014-2015, có thể thấy rõ quy mô của nhóm thị thực lưu trú và thăm viếng ngắn hạn hiện nay lớn như thế nào. Trong tương lai, chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn cách thức tận dụng tốt nhất lợi ích từ thị trường lao động nhập cư toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh lao động ngày một căng thẳng”, ông Michael phân tích.

    “Với vị thế là quốc gia đa văn hóa và sở hữu lượng cư dân nhập cư lớn, chúng ta đã xây dựng được hình ảnh một quốc gia hướng ngoại, tự tin và gắn kết công dân toàn cầu. Đất nước chúng ta luôn gìn giữ và vun đắp những thành phần xã hội tích cực, đồng thời tôn trọng và dung hòa sự đa dạng sắc tộc. Mong rằng người dân Úc sẽ luôn tôn trọng lẫn nhau bất kể những khác biệt về văn hóa, chủng tộc, tôn giáo và hi vọng tất cả người dân được đối xử bình đẳng, được công nhận toàn quyền và nghĩa vụ của một thành viên trong xã hội”, ông Michael đã có những lời phát biểu rất xúc động.

    Theo ông, việc cải cách là cần thiết bởi nếu không thay đổi thì DIBP sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu cấp thị thực đang tăng mạnh như hiện nay. Ông minh họa thêm: “Chúng ta có thể tham khảo cách thức từ những công ty bán lẻ về cách xử lý dữ liệu quy mô lớn và những phân tích tiên tiến dựa trên phương pháp kỹ thuật số, thông tin sản phẩm chọn lọc, giao dịch bảo mật và thuận lợi để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”.

    Ông kết luận: “Thực tế đã quá rõ ràng, Úc là quốc gia đa văn hóa rất thành công trong việc áp dụng những chính sách di trú không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo… Chúng ta tin tưởng rằng những người nhập cư mới, dù đến để ổn định cuộc sống hay chỉ để du lịch, làm việc hoặc học tập trong thời gian ngắn đều có thể hòa nhập dễ dàng vào xã hội Úc, với tinh thần tuân thủ luật pháp và những giá trị cốt lõi của nước nhà, hướng tới sự tôn trọng lẫn nhau, dù là một cá nhân hay cả cộng đồng.

  • Để định cư New Zealand theo diện tay nghề cần đáp ứng những điều kiện nào


    Một khi chúng tôi nhận được đơn và hồ sơ của bạn, chúng ta bắt đầu xem xét diện cư trú của bạn. Chúng tôi chắc chắn rằng bạn đáp ứng tất cả yêu cầu của chúng tôi, và các điểm của bạn tuyên bố là hợp lệ.

    Để áp dụng loại di cư có tay nghề, bạn phải đáp ứng một số yêu cầu của chúng tôi. Bạn cần phải là dưới 55 tuổi. Bạn cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, lý lịch tư pháp, và khả năng Anh ngữ trước khi bạn bắt đầu nộp hồ sơ.

    Thang điểm EOI

    Nếu bạn chấm cho bạn đạt được 100 điểm EOI hay nhiều hơn, nó đi vào Vòng điểm. Mỗi hai tuần, tất cả các EOIs hơn 140 điểm sẽ được tự động lựa chọn và nhận được một thư mời để nộp hồ sơ. Sau này, EOIs điểm thấp hơn với các yếu tố nhất định, chẳng hạn như việc làm có tay nghề cao ở New Zealand, sẽ được lựa chọn.

    Mời nộp hồ sơ

    Một khi EOI của bạn được rút ra từ Vòng điểm, chúng tôi kiểm tra nó và nếu chúng ta tìm thấy nó đáng tin cậy, chúng tôi gửi cho bạn một Thư mời nộp hồ sơ (ITA). Bạn sẽ phải cho thấy bằng chứng về những tuyên bố thực hiện trên EOI của bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải chứng minh chứng nhận y tế và lý lịch tư pháp, bằng chứng về khả năng ngôn ngữ tiếng Anh, và tài liệu liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm, và các yếu tố khác của bạn.

    Bộ hồ sơ bào gồm các thông tin mà bạn đã cung cấp trong EOI của bạn. Bạn sẽ kiểm tra thông tin và gửi lại cho chúng tôi những tài liệu của bạn.

    Ngày mà bạn nộp hồ sơ xin cư trú diện SMC với Cục xuất nhập cảnh New Zealand xác định các tiêu chí mà hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá xem xét dựa vào đó. Do đó, các tiêu chí đó phải là có giá trị hiện tại tại thời điểm bạn nộp EOI, hoặc hiện tại khi EOI của bạn được lựa chọn từ Vòng điểm, thì không nhất thiết là tiêu chí mà hồ sơ SMC của bạn sẽ được đánh giá từ đó.

    dieu-kien-dinh-cu

    Đánh giá toàn diện

    Một khi chúng tôi nhận được đơn và hồ sơ của bạn, chúng ta bắt đầu xem xét diện cư trú của bạn. Chúng tôi chắc chắn rằng bạn đáp ứng tất cả yêu cầu của chúng tôi, và các điểm của bạn tuyên bố là hợp lệ.

    Chúng tôi cũng sẽ đánh giá về khả năng của bạn để có thể định cư ổn định và thành công ở New Zealand. Chúng tôi có thể xem xét dựa trên đơn của bạn, hoặc chúng tôi có thể phỏng vấn bạn.

    Visa làm việc để xin visa cư trú

    Nếu bạn đáp ứng tiêu chí của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng bạn sẽ định cư thành công và đóng góp vào New Zealand, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một thị thực cư trú.

    Nếu chúng tôi nghĩ rằng bạn có tiềm năng, nhưng muốn xem cách bạn có thể định cư ổn định, chúng tôi sẽ cho bạn một visa có thể ở và xin việc cho đến chín tháng, visa này sẽ giúp bạn có thể sử dụng để tìm được một việc làm có tay nghề cao ở New Zealand. Nếu bạn có được việc làm có tay nghề trong thời gian này bạn sẽ phải thể hiện khả năng của bạn để đóng góp và định cư, và như thế hồ sơ xin định cư của bạn sẽ được phê duyệt.

    Hãy nhớ rằng một visa làm việc diện SMC để sau đó xin thị thực cư trú là cơ hội để tìm việc làm có tay nghề cao ở New Zealand. Nó không phải là một đảm bảo công việc, cung cấp một công việc, hoặc cư trú. Di Trú New Zealand không khuyến cáo bạn việc bán tài sản, dừng việc học của con trẻ, và vận chuyển các đồ dùng của gia đình đến New Zealand cho đến khi tình trạng cư trú của bạn được phê duyệt hoàn toàn.

    Đối với Vợ/chồng và Con Cái của đương đơn

    Vợ/ chồng và con cái có thể được nộp kèm trong bản EOI của bạn. Nếu chúng ta cấp cho bạn cư trú, vợ/chồng và con của bạn cũng phải đáp ứng điều kiện sức khỏe, lý lịch tư pháp và yêu cầu tiếng Anh.

    Ngành nghề đang cần thiết

    Tại New Zealand, chúng tôi đang bị thiếu hụt lực lượng làm việc có kỹ năng, tay nghề để cung cấp cho thị trường lao động. Chúng tôi muốn tuyển chọn những người vào một số ngành công nghiệp trên khắp nước New Zealand.

    Các ngành công nghiệp đang có một nhu cầu về lao động kỹ năng cao bao gồm:

    Giáo Dục
    Ý tế, Sức khỏe
    Công nghệ thông tin, truyền thông
    Nông trại, nông nghiệp
    Kỹ Sư
    Thương mại
    Chúng tôi có 2 danh sách các ngành công nghiệp, các kỹ năng và nơi chúng tôi đang cần các lao động có tay nghề.

    Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề khẩn cấp (Immediate Skill Shortage List): Định ra các công việc và kỹ năng đang rất cần tại New Zealand.
    Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề về lâu dài (Long Term Skill Shortage List): Định ra các khu vực chúng tôi đang thiếu lao động tay nghề trong lâu dài trên toàn nước New Zealand.

  • Thang tính điểm theo diện tay nghề tính thế nào khi định cư New Zealand


    Thể loại nhập cư có tay nghề cao là một loại hình nhập cư phù hợp nhất cung cấp cho bạn sự tự do để sống và làm việc tại New Zealand vĩnh viễn.

    New Zealand chào đón tất cả mọi người với bằng cấp liên quan, kỹ năng và kinh nghiệm có thể đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế New Zealand. Nếu nghề nghiệp của bạn sau quá trình du học phù hợp với các kỹ năng cần thiết trong Danh sách Nhu cầu nghề nghiệp của New Zealand, bạn không nên trì hoãn nhập cư vào New Zealand.
    dinh-cu-new-zealand-dien-tay-nghe

    Thể loại nhập cư có tay nghề cao là một loại hình nhập cư phù hợp nhất cung cấp cho bạn sự tự do để sống và làm việc tại New Zealand vĩnh viễn. Dưới đây là hệ thống tính điểm định cư New Zealand diện tay nghề:

    Tuổi

    30 điểm: 20-29 năm
    25 điểm: 30-39 năm
    20 điểm: 40-44 năm
    10 điểm: 45-49 năm
    5 điểm: 50-55 năm.
    Đóng gia đình

    10 điểm cho gia đình ở New Zealand.
    Có kỹ năng làm việc

    50 điểm: việc cung cấp
    50 điểm: làm việc trong một công việc có tay nghề tại New Zealand cho dưới 12 tháng
    60 điểm: làm việc trong một công việc có tay nghề tại New Zealand trong hơn 12 tháng.
    Tiền thưởng điểm

    10 điểm: làm việc trong một khu vực tăng trưởng được xác định tương lai
    10 điểm: làm việc trong một khu vực thiếu kỹ năng tuyệt đối
    10 điểm: làm việc trong một khu vực bên ngoài Auckland
    20 điểm nếu đối tác có một công việc chuyên môn hoặc đề nghị công việc.
    Kinh nghiệm làm việc trong việc làm có tay nghề

    10 điểm: 2 năm
    15 điểm: 4 năm
    20 điểm: 6 năm
    25 điểm: 8 năm
    30 điểm: 10 năm.
    Tiền thưởng điểm cho kinh nghiệm làm việc ở New Zealand:

    5 điểm: một năm
    10 điểm: hai năm
    15 điểm: ba hoặc nhiều năm.
    Và nếu kinh nghiệm làm việc trong một khu vực tăng trưởng được xác định trong tương lai:

    10 điểm: 2 đến 5 năm kinh nghiệm
    15 điểm: 6 hoặc nhiều năm kinh nghiệm.
    Và nếu kinh nghiệm làm việc trong một khu vực thiếu kỹ năng tuyệt đối:
    10 điểm: 2 đến 5 năm
    15 điểm: 6 năm hoặc nhiều hơn.
    Trình độ chuyên môn

    40 điểm: công nhận mức độ 4-6 trình độ (ví dụ như thương mại trình độ chuyên môn, bằng tốt nghiệp)
    50 điểm được công nhận cấp 7 hoặc trình độ chuyên môn 8 (ví dụ như bằng cử nhân, bằng cử nhân hạng danh dự)
    60 điểm được công nhận cấp 9, cấp 10 trình độ sau đại học (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ)
    Thưởng điểm cho trình độ:

    10 điểm: Hai năm học toàn thời gian ở New Zealand hoàn thành bằng cử nhân New Zealand được công nhận trình độ chuyên môn
    10 điểm: Một năm học toàn thời gian ở New Zealand hoàn thành sau đại học New Zealand được công nhận trình độ chuyên môn
    15 điểm: Hai năm học toàn thời gian tại New Zealand hoàn tất sau đại học New Zealand được công nhận trình độ chuyên môn
    10 điểm: Trình độ trong một khu vực tăng trưởng được xác định tương lai
    10 điểm: Trình độ trong một khu vực thiếu kỹ năng tuyệt đối
    10 điểm nếu đối tác của bạn giữ một trình độ 4-6 cấp
    20 điểm: Nếu đối tác của bạn giữ một mức độ 7 + trình độ chuyên môn.
    Trên là hệ thống tính điểm định cư New Zealand diện tay nghề, dựa vào đó các bạn du học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm chuẩn bị tốt cho dự định du học và định cư tại New Zealand.

  • Định cư theo diện đầu bếp ở New Zealand có những quy định nào


    Các lao động sẽ được ưu tiên tiếp nhận làm việc với thời hạn 3 năm. Cũng theo thoả thuận, mức lương cho lao động Việt Nam làm việc theo Chương trình Làm việc Kỳ nghỉ là khoảng 2.100 USD/tháng.

    Định cư New Zealand theo diện đầu bếp: Chính phủ New Zealand vừa đồng ý tiếp nhận ít nhất 100 đầu bếp Việt Nam sang làm việc tại nước này.

    Theo đó, các đối tượng lao động được New Zealand ưu tiên tiếp nhận là 100 lao động đáp ứng trình độ chuyên môn và tiếng Anh theo Chương trình Làm việc Kỳ nghỉ; 100 đầu bếp đáp ứng yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm theo quy định chung của New Zealand và 100 lao động thuộc trên 40 chuyên ngành theo quy định chung của nước này.

    dinh_cu_new_zealand

    Về cơ bản, các điều kiện của chương trình đầu bếp tại New Zealand như sau:

    1. Đầu bếp phải biết nấu món ăn Việt Nam hoặc Tây.

    2. Đầu bếp phải có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm.

    3. Đầu bếp phải có bằng cấp nấu ăn món Việt Nam hoặc Tây.

    4. Đầu bếp phải được doanh nghiệp tại New Zealand nhận vào làm việc.

    Các lao động sẽ được ưu tiên tiếp nhận làm việc với thời hạn 3 năm. Cũng theo thoả thuận, mức lương cho lao động Việt Nam làm việc theo Chương trình Làm việc Kỳ nghỉ là khoảng 2.100 USD/tháng.

    New Zealand hiện là đối tác đầu tiên của ASEAN dành hạn mức ưu đãi về lao động cho Việt Nam.

    Thỏa thuận được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam tiếp cận thị trường New Zealand, một thị trường được đánh giá là có nhiều tiềm năng, cơ hội dành cho lao động có kỹ năng của Việt Nam với mức thu nhập cao, ổn định và điều kiện làm việc thuận lợi.

  • Tôi muốn bảo lãnh người yêu sau khi ly hôn, sang định cư Úc phải làm thế nào


    Theo quy định của Luật di trú Úc, nếu anh đã có một lần bảo lãnh vợ từ nước ngoài đến Úc thì lần bảo lãnh sau cần phải có điều kiện như sau: Khoảng cách thời gian từ lần nộp đơn lần thứ nhất đến lần nộp đơn lần thứ hai phải ít nhất 5 năm. Vì anh đã bảo lãnh người vợ cũ năm 2009, đến nay đã hơn 5 năm nên anh đủ điều kiện mở hồ sơ bảo lãnh cho người yêu của anh.

    Hỏi: Hiện tại tôi đã ly dị được một năm và đang muốn bảo lãnh người yêu của tôi ở Việt Nam đến Úc. Thế nhưng tôi có điều lo lắng như sau: Tôi đã từng bảo lãnh người vợ trước của tôi vào năm 2009, sau khi cô ấy sang Úc, chúng tôi đăng ký kết hôn vào cuối năm 2010 và cô ấy có Thường trú nhân vào năm 2012. Do cuộc sống vợ chồng có nhiều điểm không phù hợp nên tôi và cô ấy ly hôn năm 2014.
    bao-lanh-nguoi-yeu-sang-uc

    Như vậy, tôi có thể bảo lãnh cho người yêu của tôi được không và tôi cần phải chuẩn bị những gì?

    Đáp:

    Theo như mô tả về các mốc thời gian của mối quan hệ giữa anh và vợ cũ thì anh đủ điều kiện mở hồ sơ bảo lãnh cho người yêu của anh theo diện hôn thê.

    Theo quy định của Luật di trú Úc, nếu anh đã có một lần bảo lãnh vợ từ nước ngoài đến Úc thì lần bảo lãnh sau cần phải có điều kiện như sau: Khoảng cách thời gian từ lần nộp đơn lần thứ nhất đến lần nộp đơn lần thứ hai phải ít nhất 5 năm. Vì anh đã bảo lãnh người vợ cũ năm 2009, đến nay đã hơn 5 năm nên anh đủ điều kiện mở hồ sơ bảo lãnh cho người yêu của anh.

    Để chuẩn bị mở hồ sơ bảo lãnh cho người yêu, anh và người được bảo lãnh cần chuẩn bị càng sớm càng tốt, đặc biệt là việc gom góp và xây dựng bằng chứng để chứng minh mối quan hệ.

    Anh và hôn thê cần nắm rõ thông tin về nhau như: thông tin cá nhân, thông tin mối quan hệ, thông tin tài chính,…

  • Bảo lãnh xin visa ngắn hạn làm việc tại Úc bao gồm những bước nào


    Trả lời: Ngành nghề nấu ăn của anh nằm trong danh sách được phép định cư tại Úc. Khi anh sang đó làm việc với visa tay nghề có bảo lãnh có thể mang vợ con theo.

    Hỏi: Tôi có người chị ruột định cư ở Úc và có cửa hàng ăn uống do chính chị làm chủ. Nay chị muốn bảo lãnh tôi qua đó để lao động có thời hạn, cụ thể là nấu ăn (tôi là thợ nấu ăn có bằng cấp).

    Vậy xin hỏi chị tôi có bảo lãnh được không? Tôi sinh năm 1973, hồ sơ cần những gì? Có phải đóng tiền thế chân? Vợ con theo có được không? (Huỳnh Văn Xuân)

    xin-visa-dinh-cu-tai-uc-theo-dien-tay-nghe

    Trả lời: Ngành nghề nấu ăn của anh nằm trong danh sách được phép định cư tại Úc. Khi anh sang đó làm việc với visa tay nghề có bảo lãnh có thể mang vợ con theo.

    Tuy nhiên anh phải đạt được yêu cầu về tiếng anh IELTS. Còn về cửa hàng ăn uống của chị gái anh, vì anh không cung cấp thông tin cụ thể về cửa hàng (như có bao nhiêu nhân viên hợp đồng chính thức, quy mô ra sao..) nên chúng tôi chưa thể đánh giá tư cách bảo lãnh của công ty chị anh.

    Anh có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Bão lãnh cha mẹ định cư Úc theo diện đóng tiền thực hiện dễ hay khó


    Trường hợp người con út nếu dưới 25 tuổi và chứng minh được hoàn toàn phụ thuộc tài chính vào cha mẹ thì có khả năng kèm vào hồ sơ bảo lãnh.

    Hỏi: Con trai tôi sang Úc du học từ năm 2010, đến năm 2015 con tôi kết hôn tại Úc và hiện nay mới có thường trú nhân được 1 tháng. Vậy cho tôi hỏi con tôi có được quyền bão lãnh cha mẹ theo diện có đóng tiền được không? Gia đình tôi chỉ còn có một đứa con trai út hiện cũng đang du học tại Úc. Vậy con trai lớn của tôi có bảo lãnh luôn em nó được không?
    dsc3576

    Trả lời: Nếu con trai của anh có thể chứng minh được khả năng tài chính để bảo lãnh cha mẹ thì hoàn toàn có thể bảo lãnh vợ chồng anh.

    Trường hợp người con út nếu dưới 25 tuổi và chứng minh được hoàn toàn phụ thuộc tài chính vào cha mẹ thì có khả năng kèm vào hồ sơ bảo lãnh.

    Tuy nhiên trường hợp của con út anh khá rủi ro. Nếu con trai út đang du học tại Úc và học ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề được định cư tại Úc thì con trai út của anh có thể độc lập làm hồ sơ định cư cho riêng bản thân.

  • Định cư New Zealand diện du học bao gồm những thủ tục giấy tờ gì


    Để nộp đơn xin Thị thực Sinh viên/Giấy phép học tập hay loại Thị thực và giấy phép học tập có mục đích giới hạn, bạn cần cung cấp các giấy tờ sau:

    New Zealand là một điểm lý tưởng đang thu hút hơn 40.000 sinh viên quốc tế từ các châu lục đến du học.

    Điều kiện đi du học New Zealand

    du-hoc-nganh-quan-tri-kinh-doanh-tai-new-zealand-640x480_c

    Có hai điều kiện để xin du học New Zealand, đó là trình độ học vấn và khả năng tài chính. Tiếng Anh chỉ là điều kiện thuận lợi chứ không bắt buộc phải có mới xin được visa, do đó học sinh có thể sang New Zealand học tiếng Anh trước khi vào học chương trình chính khóa. Bằng TOEFL và IELTS đều được công nhận. Điểm Tiếng Anh chính là điều kiện đầu vào.

    Thủ tục để xin visa du học

    Giai đoạn 1:

    Để nộp đơn xin Thị thực Sinh viên/Giấy phép học tập hay loại Thị thực và giấy phép học tập có mục đích giới hạn, bạn cần cung cấp các giấy tờ sau:
    Mẫu đơn “Application to Study in New Zealand” đã được điền đầy đủ và ký tên.
    Lệ phí xin cấp thị thực Du học (không đuợc hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào)
    Hộ chiếu (phải còn giá trị ít nhất 3 tháng sau ngày bạn dự định rời khỏi New Zealand) (bản gốc, có chữ ký của người đứng tên trong hộ chiếu).
    Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
    Bản sao Giấy khai sinh
    Học bạ (hoặc bảng điểm các môn học)
    Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ cao nhất
    Giấy xác nhận của cơ quan (nếu đang đi làm)
    Thư chấp nhận học của trường tại New Zealand và Giấy đảm bảo về nơi ở của trường (Hai loại này sẽ được nhà trường gửi về cho học sinh để xác nhận việc đăng ký ghi danh của học sinh đã được chấp thuận)
    Lý lịch Tư pháp do Sở Tư pháp Tỉnh hoặc Thành Phố nơi học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.
    Kết quả khám sức khỏe
    Bằng chứng về nguồn tài chính khi sang học tại New Zealand, bao gồm:
    Một tài khoản tiêu dùng tại New Zealand tối thiểu là NZ$10.000/năm và tiền học phí của khóa học chính khóa. (Sổ tiết kiệm và Giấy xác nhận của ngân hàng)
    Chứng minh về nguồn thu nhập theo khả năng
    Tài sản (bao gồm cả bất động sản)
    Giai đoạn 2:

    Việc đánh giá sơ khởi hồ sơ với đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu sẽ được thực hiện trong vòng 4-8 tuần, sau đó quý vị có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin.
    Nếu được chấp thuận cấp thị thực về mặt nguyên tắc, sinh viên bắt đầu chuyển tiền học phí và sinh hoạt phí cho trường ở New Zealand.
    Thị thực sẽ được cấp khi nhân viên phòng Visa của Tổng Lãnh Sự Quán New Zealand nhận được: bản gốc biên nhận học phí (hoặc bản sao biên nhận học phí được gửi trực tiếp từ trường bằng email đến phòng Visa), bằng chứng về đảm bảo nơi ở (Trường học tại New Zealand hay một người nào đó cung cấp nơi ở phù hợp cho học sinh phải đảm bảo bằng văn bản về việc này và nếu có thể nộp giấy biên nhận đã nộp sinh hoạt phí), thư của trường cung cấp chi tiết về khóa học, nơi ở của sinh viên

  • Đang du học tại New Zealand tôi có thể đưa vợ con sang được không


    Theo như anh nói cũng chưa cụ thể học sau đại học ngành nào nên không thể trả lời chính xác cơ hội xin việc làm là một trong những điều kiện để xin định cư lâu dài tại New Zealand. Lời khuyên của chúng tôi nên chọn những ngành học nằm trong danh sách những ngành nghề thiếu hụt ở New Zealand. Xin lưu ý, danh sách này có thể thay đổi theo từng thời điểm.

    du-hoc-new-zealand-640x480_c

    Hỏi: Tôi có người bạn đang du học tại New Zealand theo diện sau đại học thì có thể đưa được vợ và cả 3 con cùng qua hay không? Khả năng sau khi kết thúc khóa học sẽ được cấp thị thực định cư lâu dài ở New Zealand như thế nào?

    (Phan Bao Huan, 41 tuổi)

    Trả lời: Chào anh!

    Theo như anh nói cũng chưa cụ thể học sau đại học ngành nào nên không thể trả lời chính xác cơ hội xin việc làm là một trong những điều kiện để xin định cư lâu dài tại New Zealand. Lời khuyên của chúng tôi nên chọn những ngành học nằm trong danh sách những ngành nghề thiếu hụt ở New Zealand. Xin lưu ý, danh sách này có thể thay đổi theo từng thời điểm.

    Trong hệ thống giáo dục New Zealand, đối với những ngành học từ Level 8 trở lên thì chồng/vợ được cấp work visa, trẻ em phụ thuộc vào work visa của cha/mẹ được học miễn phí (từ 3-5 tuổi miễn phí 20 giờ ở giáo dục mầm non và từ 5-18 tuổi ở các bậc tiểu học, trung học tại bất kỳ trường nào tại New Zealand). Sau đại học hay còn gọi là PGD (Post Graduate Diploma) nằm ở Level 8. Ngoài ra, những ngành học ở Level 7 (chương trình cử nhân) nằm trong danh sách thiếu hụt ngành nghề (Shortlist) cũng được hưởng những quyền lợi giống như Level 8.

  • Muốn tham gia chương trình Working Holiday phải cần những yêu cầu gì


    Working holiday visa chỉ mở vào lúc 5 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 31 tháng 7 hàng năm. Mỗi năm New Zealand chỉ cấp 100 visa nên sự cạnh tranh rất lớn và rất may mắn mới nộp được visa.

    Hỏi: Hiện tại em có 2 ý định, thứ nhất là tham gia chương trình Working Holiday, tuy nhiên thời hạn chỉ đc 1 năm. Thứ hai là du học, song ngành học của em ở VN là Ngữ Văn Anh, vậy nếu như qua học thì em nên học ngành gì, trái ngành có ảnh hưởng tới kết quả visa hay ko và e có kinh nghiệm giảng dạy, tuy nhiên em muốn hỏi anh tư vấn thêm là trước khi mình qua New Zealand thì có nên học bằng giảng dạy quốc tế TESOL/CELTA để mình có thêm nhiều cơ hội việc làm hay không ạ.

    working-holiday-newzealand

    Em cám ơn anh nhiều ạ.
    (Bạn Vũ Thị Ngọc Hân, 28 tuổi, Bảo Lộc, Lâm Đồng).

    Trả lời: Chào em!

    Working holiday visa chỉ mở vào lúc 5 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 31 tháng 7 hàng năm. Mỗi năm New Zealand chỉ cấp 100 visa nên sự cạnh tranh rất lớn và rất may mắn mới nộp được visa.

    Về ngành học của em là Ngữ Văn Anh thì em nên chọn những ngành học có liên quan thì dễ xin visa hơn ví dụ như những ngành thuộc về lĩnh vực professional. Tuy nhiên, bạn có thể xin học trái ngành với điều kiện bạn chứng minh cho viên chức Di trú biết là tại sao bạn chọn học trái ngành. Vì sao bạn lại thích học học ngành mới. Về vấn đề học bằng giảng dạy quốc tế TESOL/CELTA thì cũng cần phải cân nhắc vì những chứng chỉ này chỉ dành cho các quốc gia thuộc nhóm không nói Tiếng Anh (non-native speaker) như Việt Nam. Còn đối với New Zealand thì ngôn ngữ chính của họ là Tiếng Anh nên khó mà cạnh tranh xin việc làm đối với các chứng chỉ này.

  • Khi mắc bệnh Viêm gan Siêu vi B được cấp visa định cư Mỹ hay không


    Tuy nhiên, tất cả các đương đơn xin thị thực visa định cư được yêu cầu phải chứng minh được rằng mình sẽ không trở thành gánh nặng xã hội Mỹ nếu như được cấp thị thực visa định cư.

    Hỏi: Bệnh Viêm gan Siêu vi B có được cấp thị thực visa định cư Mỹ hay không?

    Viêm gan Siêu vi B không phải là bệnh làm cho đương đơn không đủ điều kiện để được cấp thị thực visa định cư, dựa trên lý do sức khỏe.
    giai-dap-thac-mac-ve-viec-xin-visa-dinh-cu-my-phan-2
    Tuy nhiên, tất cả các đương đơn xin thị thực visa định cư được yêu cầu phải chứng minh được rằng mình sẽ không trở thành gánh nặng xã hội Mỹ nếu như được cấp thị thực visa định cư.

    Viên chức phỏng vấn sẽ xem xét hồ sơ sức khỏe tại buổi phỏng vấn.

    Nếu viên chức Lãnh sự cần thêm thông tin, đương đơn sẽ nhận được yêu cầu bằng thư ghi rõ những giấy tờ nào cần phải nộp.

  • Với chương trình đầu tư EB5 kinh nghiệm kinh doanh và tiếng Anh có cần thiết


    Năng lực sử dụng tiếng Anh không phải là một yêu cầu; tuy nhiên, nhà đầu tư nên tìm người hỗ trợ dịch thuật (bạn bè, luật sư, thành viên gia đình) để đọc các tài liệu,

    Hỏi: Với chương trình đầu tư EB5 tôi có cần kinh nghiệm kinh doanh và tiếng Anh không ?
    Print

    Trả lời: Nhà đầu tư không cần phải có kinh nghiệm kinh doanh trước. Về mặt này, yêu cầu đối với nhà đầu tư là họ có kinh nghiệm đầu tư hoặc có khả năng hiểu được các tài liệu giao dịch trong chương trình đầu tư EB-5 và có vốn cũng như giá trị thực tế cần thiết để thực hiện đầu tư.

    Năng lực sử dụng tiếng Anh không phải là một yêu cầu; tuy nhiên, nhà đầu tư nên tìm người hỗ trợ dịch thuật (bạn bè, luật sư, thành viên gia đình) để đọc các tài liệu, vì tiếng Anh là ngôn ngữ sử dụng chính thức trong các tài liệu giao dịch EB-5. Xin vui lòng liên hệ văn phòng chúng tôi để biết thêm thông tin nếu có thắc mắc.

  • Sau khi được cấp thẻ xanh định cư Mỹ Có thể trở thành công dân Mỹ được không


    Bước đầu tiên để trở thành công dân Hoa Kỳ thông qua con đường tự nhiên hóa là trở thành một Thường trú nhân hợp pháp (Legal Permanent Resident (LPR). Một trong các yêu cầu cơ bản để đáp ứng các tiêu chuẩn về quá trình tự nhiên hóa là quý vị phải thuộc diện thường trú nhân hợp pháp trong năm năm.

    Hỏi: Sau khi được cấp thẻ xanh định cư Mỹ tôi có thể trở thành công dân Mỹ được không ?

    Trả lời: Khi được cấp Thẻ xanh, và trở thành thường trú nhân, thì bạn có hầu hết các quyền và nghĩa vụ như công dân Hoa Kỳ, trừ quyền bầu cử và một số phúc lợi chung. Bạn phải tuân thủ mọi yêu cầu về khai báo thuế và được hưởng lãi suất và khấu hao thuế tương tự như với công dân Hoa Kỳ. “Thẻ xanh” là chứng từ quan trọng xác định nhân thân và để dùng khi đi lại. Khi Thẻ xanh được cấp, xin vui lòng kiểm tra thật kỹ. Bạn có thể cần gia hạn trong vòng mười năm. Nếu cần thay thẻ trước thời gian đó do thẻ bị mất, đánh cắp hoặc bị hỏng, thì quý vị có thể gửi đơn lên USCIS. Một trong các quyền lợi quan trọng nhất và thường trú nhân hợp pháp có được là quyền trở thành công dân Hoa Kỳ sau năm năm.

    quyen-loi-nguoi-co-the-xanh-2-nam-my
    Có hai cách trở thành công dân Hoa Kỳ:

    Một là sinh ra ở Hoa Kỳ hoặc là con ruột của công dân Hoa Kỳ.

    Cách còn lại là bằng quy trình tự nhiên hóa:

    Bước đầu tiên để trở thành công dân Hoa Kỳ thông qua con đường tự nhiên hóa là trở thành một Thường trú nhân hợp pháp (Legal Permanent Resident (LPR). Một trong các yêu cầu cơ bản để đáp ứng các tiêu chuẩn về quá trình tự nhiên hóa là quý vị phải thuộc diện thường trú nhân hợp pháp trong năm năm.
    Yêu cầu thứ hai là quý vị phải thực sự có mặt ở Hoa Kỳ suốt ba mươi tháng trong khoảng thời gian năm năm trước khi đăng ký thủ tục tự nhiên hóa. Khi đã trở thành công dân Hoa Kỳ, quý vị được quyền hưởng tất cả các phúc lợi bao gồm quyền bầu cử và nắm giữ các vị trí công chức.

  • Có thể đi làm hay không khi còn đang đi học tại Canada,


    Sinh viên với thị thực nhập cảnh du học còn hiệu lực được phép làm việc trong khuôn viên của một trường đào tạo công lập (ví dụ, tại thư viện của trường).
    Hỏi: Liệu tôi có thể đi làm trong khi đi học tại Canada ?

    lam-viec-tai-canada-sau-khi-tot-nghiep

    Trả lời: Một giấy phép làm việc có thể cho phép bạn làm việc ở trong trường và ngoài trường tại một số thành phố. Tuy nhiên, phía cơ quan cấp thị thực không xem xét việc đi làm là để góp phần thanh toán cho chi phí học tập bởi vì không có gì đảm bảo rằng các bạn ngay lập tức có thể tìm được việc làm. Hơn thế nữa, tiền kiếm được bằng việc làm thêm là rất hạn chế.

    Làm việc trong trường

    Sinh viên với thị thực nhập cảnh du học còn hiệu lực được phép làm việc trong khuôn viên của một trường đào tạo công lập (ví dụ, tại thư viện của trường). Khi làm việc tại trường, bạn không nhất thiết phải có giấy phép làm việc với điều kiện thị thực nhập cảnh du học của bạn không có điều khoản hay qui định nào cấm sinh viên làm việc. Sinh viên tại các trường tư cũng được phép có thể làm việc bán thời gian tại trường mà không cần cấp giấp phép làm việc.

    Làm việc ngoài trường

    Chương trình làm việc ngoài trường sẽ cho phép sinh viên nước ngoài tại các trường đào tạo sau phổ thông hợp pháp để làm việc bán thời gian ở ngoài trường học trong khi tiếp tục hoàn tất chương trình học tập của mình. Các sinh viên được phép làm việc ở ngoài trường học khi kinh nghiệm làm việc là một phần của chương trình học tập (trong một chương trình phối hợp). Sau khi hoàn tất chương trình học, bạn được phép làm việc tại Canada tối đa trong 2 năm tại một số thành phố nếu họ có thể tìm được một việc làm có liên quan đến lĩnh vực học tập của họ và có thể nộp đơn xin gia hạn thị thực nhập cảnh du học của họ trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp.

  • Muốn ở lại Canada làm việc sau khi tốt nghiệp liệu có được chấp nhận


    Bạn có thể xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp trong 1 năm đối với các việc làm thuộc lĩnh vực học tập của bạn. Điều kiện là thị thực nhập cảnh du học của bạn vẫn còn hiệu lực và xin được giấy phép làm việc trong vòng 90 ngày kể từ lúc nhận được văn bản xác nhận (bản sao học bạ, thư giới thiệu..) của trường đại học
    Hỏi: Tôi có thể ở lại Canada làm việc sau khi tốt nghiệp không ?

    Trả lời: Có, bạn có thể được phép làm việc trong thời gian tối đa 2 năm nếu bạn học tại một trường không thuộc các thành phố Montreal, Toronto, và Vancouver và làm việc ở các khu vực không thuộc thành phố này.

    du-hoc-canada-2

    Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp trong 1 năm:

    Bạn có thể xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp trong 1 năm đối với các việc làm thuộc lĩnh vực học tập của bạn. Điều kiện là thị thực nhập cảnh du học của bạn vẫn còn hiệu lực và xin được giấy phép làm việc trong vòng 90 ngày kể từ lúc nhận được văn bản xác nhận (bản sao học bạ, thư giới thiệu..) của trường đại học, trong đó nêu rõ bạn đã hoàn tất toàn bộ yêu cầu của chương trình học tập. Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp có thể có sau khi tốt nghiệp chương trình học tại một trường đại học của Canada, một trường cao đẳng cộng đồng, một trường kĩ thuật hay thương mại công lập của Canada hay một trường tư nhân thuộc quyền quản lí của thành phố.

    Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp trong 2 năm:

    Điều kiện để bạn có thể có được giấp phép làm việc 2 năm:

    1) Đã hoàn tất chương trình học toàn phần trong ít nhất là 2 năm;

    2) Có được giấy xác nhận (bản sao học bạ, thư giới thiệu …) của trường đại học, trong đó nêu rõ sinh viên này đã hoàn tất toàn bộ yêu cầu của chương trình học tập;

    3) Học và tốt nghiệp một trường không thuộc các thành phố Montreal, khu vực Toronto lớn (GTA) hay Quận Vancouver lớn (GVRD);

    4) Đã tìm được việc làm không thuộc thành phố Montreal, GTA hay GVRD. Bạn đã tốt nghiệp thuộc một trường thuộc các khu vực trên không được đăng kí đi làm năm thứ hai, thậm chí ngay cả khi nơi làm việc của bạn không thuộc các khu vực này.